Chăn nuôi gà an toàn có kiểm soát dịch bệnh

Thứ tư - 18/04/2018 21:00 3.688 0
Chăn nuôi gà ta hộ gia đình không khó nhưng để nuôi gà ta hộ gia đình đạt kết quả, mang lại hiệu quả kinh tế cao đòi hỏi hộ gia đình chăn nuôi phải xây dựng mô hình chăn nuôi an toàn có kiểm soát dịch bệnh. 
Để góp phần giúp các hộ chăn nuôi gà ta đạt được hiệu quả, chúng tôi xin giới thiệu một số bước quan trọng việc xây dựng mô hình chăn nuôi an toàn có kiểm soát dịch bệnh .
1. Chăm sóc
- Chuồng trại: vị trí xây dựng cần tách biệt khỏi khu dân cư và nguồn nước; hướng chuồng, hướng Đông, Đông Nam hoặc hướng Nam để tận dụng ánh sáng và sự thông thoáng không khí; phân khu chuyên biệt: Khu chuồng trại nuôi - khu chứa thức ăn và dụng cụ- khu xử lý phân và rác thải.
+ Mật độ gà nuôi: 6 – 8 gà/ m2. Diện tích chuồng nuôi = Mật độ gà x Tổng số gà.
+ Chọn gà con 1 ngày tuổi: Khối lượng sơ sinh lớn (35 – 36g/con); khỏe mạnh, tinh nhanh, hoạt bát, thân hình cân đối; mắt tròn sáng mở to; chân thẳng đứng vững, ngón chân không vẹo; lông khô, bông tơi xốp, sạch, mọc đều; đuôi cánh áp sát vào thân; bụng thon và mềm; rốn khô và kín; đầu to cân đối, cổ dài và chắc; mỏ to chắc chắn, không vẹo, 2 mỏ khép kín.
- Nhiệt độ: 
    
- Ẩm độ: 65-70% cho tất cả các loại gà
- Kiểm tra độ đồng đều. Hàng tuần cân gà vào 1 ngày cố định, cân gà trước khi cho ăn, số gà cân bằng 10% số gà có mặt trong chuồng, cân từng con, sau đó tính ra khối lượng trung bình
Độ đồng đều (%) = (Số gà được chọn có khối lượng cao hơn hoặc thấp hơn khối lượng trung bình 10%: Tổng số gà được cân) × 100
Đàn gà có độ đồng đều cao khi giá trị độ đồng đều đạt từ 80% trở lên
2. Nuôi dưỡng
- Thức ăn hỗn hợp viên:  gà nuôi thịt từ 1-3 tuần tuổi cho gà ăn tự do cả ngày lẫn đêm, sau 3 tuần tuổi chỉ cho ăn tự do ban ngày.
- Nước uống: cung cấp nước uống cho gà đầy đủ hàng ngày. Nguồn nước sử dụng phải là nước sạch, Nếu nguồn nước không đảm bảo an toàn thì có thể dùng thuốc sát trùng Chloramin hoặc VikonS pha vào nước gà tỷ lệ 100 gam thuốc cho vào 100 lít nước để sát trùng nước uống. Không để máng hết nước. Nếu đàn gà nuôi mà không được uống nước trong 1 ngày thì 2 ngày tiếp gà sẽ không tăng trưởng được về khối lượng và sẽ chậm lớn trong 1,5 tháng sau đó. Chú ý: không cho gà con uống nước lạnh (dưới 20o C). 

4. Vệ sinh, tiêu độc khử trùng
- Vệ sinh, tiêu độc chuồng nuôi gà: thu dọn các trang thiết bị trong chuồng nuôi; quét dọn và rửa chuồng; sửa chữa chuồng trại; sát trùng, tiêu độc chuồng, kho, rèm che
- Vệ sinh, tiêu độc trang thiết bị, dụng cụ nuôi gà: máng ăn và máng uống, chụp sưởi; vệ sinh, sát trùng hệ thống cung cấp và chứa nước
- Thực hiện phòng dịch khu vực nuôi gà như: hố sát trùng; vệ sinh, tiêu độc khu vực xung quanh chuồng nuôi; quy định đối với công nhân, khách thăm quan
- Tần suất tiêu độc khử trùng cơ sở 
+ Tiêu độc sát trùng định kì: Tất cả các bộ phận đều phải thực hiện việc vệ sinh sạch sẽ chuồng trại hàng ngày; xịt thuốc sát trùng trong chuồng định kì 1 lần/ tuần. 
+ Tiêu độc sát trùng khi có áp lực bệnh: Tùy áp lực mầm bệnh tại mỗi thời  điểm, thực hiện sát trùng từ 2 đến 7 lần/tuần. 
5. Quản lý chim hoang dã, côn trùng, côn trùng, chuột, động vật khác
- Ngăn ngừa chim hoang dã tiếp xúc với gà, thức ăn và nước uống bằng cách: xua đuổi; đậy bồn chứa nước; hạn chế ra vào kho thức ăn; loại bỏ thức ăn thừa.
- Động vật gặm nhấm: vệ sinh cây cỏ, rác để không có nơi ở, đặt bẫy.
- Ruồi, muỗi và côn trùng: loại bỏ các chất bẩn hữu cơ, xử lý phân đúng cách; dụng bẫy (keo dính); phun thuốc diệt ruồi.
6. Quy định ra vào cơ sở chăn nuôi
- Khách tham quan vào khu vực chăn nuôi phải được sự đồng ý của chủ cơ sở; không tiếp xúc với gia cầm ít nhất 01 giờ trước khi vào khu chăn nuôi; đi qua khu vực xịt sát trùng và mặc quần áo bảo hộ lao động; được ghi lại thông tin vào sổ nhật ký; các phương tiện phải được xịt sát trùng.
- Công nhân vào khu vực chăn nuôi bắt buộc phải sử dụng trang bị chuyên dùng 
7. Ghi sỗ nhật ký
- Theo dõi: nhập gà; thức ăn; thuốc thú y, thuốc sát trùng, vắc xin; sức khỏe đàn gà; thức ăn hàng ngày; sử dụng vắc xin; điều trị; xuất bán; khách tham quan; kế hoạch vệ sinh tiêu độc sát trùng; kế hoạch kiểm soát động vật gây hại.
Chăn nuôi an toàn có kiểm soát dịch bệnh tốn nhiều công hơn so với phương pháp truyền thống như: địa điểm bố trí khu chăn nuôi;  giống và quản lý; vệ sinh, thức ăn, ghi nhật ký chi tiết …. Tuy nhiên giúp người chăn nuôi kiểm soát được dịch bệnh, góp phần phát triển chăn nuôi bền vững, nâng cao giá trị sản phẩm, cung cấp sản phẩm an toàn phục vụ tiêu dùng./.

Phòng Dịch tễ - Chi cục Chăn nuôi và Thú y

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây