Hiệu quả kinh tế từ việc khai thác thủy sản Hồ Dầu Tiếng

Thứ sáu - 07/11/2014 17:25 976 0

 Lê Vũ Việt Phương   - CCTS Tây Ninh

Tây Ninh có hồ nước Dầu Tiếng rộng 27.000ha, dung tích 1,58 tỷ mét khối nước, là công trình thủy lợi lớn nhất nước. Ngoài phục vụ sản xuất nông nghiệp, công nghiệp chế biến và nhu cầu phục vụ nước sinh hoạt của nhân dân tỉnh Tây Ninh, Bình Dương, Bình Phước, Thành phố Hồ Chí Minh, Long An… hồ Dầu Tiếng còn có thảm thực vật rừng là nguồn thức ăn tự nhiên vô cùng phong phú, thuận lợi cho các giống loài thủy sản tự nhiên phát triển.

 Theo điều tra của Viện nghiên cứu Nuôi Trồng thủy sản II: nguồn lợi thủy sản trong hồ Dầu Tiếng có khoảng 54 loài, trong đó có nhiều loài có giá trị kinh tế cao như: Cá Lăng, cáThát lát, cá Leo, cá Ngựa… nên hồ Dầu Tiếng là nơi bảo tồn giống loài thủy sản rất tốt.

 Sản lượng thủy sản khai thác trong hồ Dầu Tiếng giữ vị trí vô cùng quan trọng trong tổng sản lượng thủy sản của tỉnh, hiện nay chiếm khoản 2,08 % tỷ trọng của ngành hàng năm và cung cấp phần lớn thực phẩm thủy sản cho nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trong tỉnh, Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận.

Từ khi hồ Dầu Tiếng tích nước năm 1984, nguồn lợi thủy sản hồ Dầu Tiếng vô cùng đa dạng với nhiều chủng loại có giá trị cao, môi trường nước thuận lợi có thảm thực vật rừng là nguồn thức ăn tự nhiên vô cùng phong phú, thuận lợi cho các giống loài thủy sản tự nhiên phát triển nên các loài thủy sản phát triển mạnh. Trong thời gian nầy chưa phát sinh ngư cụ cấm nhiều nên tổng sản lượng khai thác bình quân giai đoạn này đạt 3.000 tấn/ năm (Theo số liệu “ Báo cáo điều tra khả năng và nghiên cứu quy hoạch nuôi thủy sản hồ Dầu Tiếng” của Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản II- Thành phố Hồ Chí Minh).

Trong giai đoạn từ năm 1991-2004 chưa có cơ quan chuyên môn nên công tác quản lý chưa chặt chẽ; tình trạng đánh bắt bằng ngư cụ cấm như dùng lưới kéo bằng lưới mành mành, sử dụng mắt lưới quá nhỏ, đặt dớn …. đánh bắt trong mùa cá đẻ; dùng chất nổ, xung điện, chất độc để khai thác thủy sản cộng với gia tăng mật độ khai thác vào mùa khô khi các thủy vực thu hẹp gây ảnh hưởng mạnh mẽ đến môi trường sống của thủy sản nên nguồn lợi thủy sản ngày càng cạn kiệt, một số loài qua khai thác còn rất hạn chế hoặc không còn như cá lóc bông, cá Cốc, cá Cầy, cá Leo...sản lượng khai thác giảm dần từ năm 1991 đến năm 2004 chỉ đạt khoảng 300 - 400 tấn/năm (theo điều tra của Trường Đại học Nông lâm TPHCM trong khi xây dựng Quy hoạch thủy sản tỉnh Tây Ninh vào năm 1997-1998 thì sản lượng khai thác năm 1996 của hồ Dầu Tiếng chỉ được 350 tấn /năm), khai thác thực tế chỉ đạt 11.85 kg thủy sản cho 1 ha mặt nước (320.000kg/27.000ha).

           


 

 

 

STT

Loại

Năm Thả cá

2005

2006

2007

2008

2009

2010

2011

2012

2013

Tổng cộng

1

Trắm cỏ

50.000

200.000

280.000

160.000

420.000

60.066

134.685

172.684

310.179

1.787.614

2

Trôi

100.000

225.000

160.000

200.000

420.000

50.000

194.575

250.000

-

1.599.575

3

Mè vinh

50.000

241.495

-

-

-

-

-

-

-

291.495

4

Chép

-

200.000

-

-

458.182

-

-

-

73.243

731.425

5

Lăng vàng

30.780

120.000

-

-

-

-

-

-

-

150.780

6

Lăng nha

-

-

30.000

20.000

-

30.000

50.000

-

-

130.000

7

Mè hoa

-

200.000

200.000

191.000

460.000

60.000

-

350.500

312.866

1.774.366

8

Mè trắng

50.000

495.000

251.000

200.000

460.000

60.000

189.669

206.000

-

1.911.699

9

Cá hô

-

-

100

-

-

-

-

-

-

100

10

Tra

-

-

6000

-

-

-

-

-

71.000

77.000

11

Tra dầu

-

-

100

-

-

-

-

-

-

100

12

Thát lát cuờm

-

-

30.000

20.000

-

30.000

-

-

-

80.000

13

Lóc bông

-

-

6.000

-

-

30.000

-

-

-

36.000

Tổng cộng  số cá đã thả

7.802.836

Khai thác thủy sản hồ Dầu Tiếng giai đoạn 1985-2004

 

Biểu: Số luợng cá giống đã thả vào hồ Dầu Tiếng qua các năm

(-): đối tuợng không đuợc thả trong năm đó

Khai thác thủy sản hồ Dầu Tiếng giai đoạn 2005-2013

 Quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản tỉnh Tây Ninh đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 đã được UBND tỉnh phê duyệt theo Quyết định số 43/2008/QĐ-UBND ngày 13/6/2008, quy hoạch đề xuất để tăng sản lượng khai thác thủy sản trong hồ Dầu Tiếng. Chi cục Thủy sản thuờng xuyên kết hợp với các cơ quan chức năng kiểm soát hạn chế khai thác có tính chất hủy diệt, bên cạnh đó ngành Nông nghiệp và phát triển Nông thôn đã thực hiện công tác thả cá giống giúp tăng nguồn lợi thủy sản trong hồ

          Các chủng loại cá giống đã thả: cá Mè trắng, cá Mè hoa, cá Chép, cá Trôi, cá Trắm, cá Mè vinh, cá Lăng vàng, cá Lăng nha, cá Thát lát, cá Tra dầu, cá Tra...

Công tác thả cá giống vào hồ Dầu Tiếng để tái tạo nguồn lợi thủy sản

được thực hiện thường xuyên hàng từ 2005 năm đến nay nên sản lượng khai thác thủy sản duy trì ổn định, tăng trưởng đều đặn và hợp lý, trọng lượng của từng cá thể thủy sản khai thác vượt hẳn so trước đây (như cá Trắm cỏ, Mè hoa, Cá tra..ngư dân bắt được nặng 7-10 kg thậm chí cá mè hoa có con trọng lượng đạt trên 30 kg.

Công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản gần đây đã được thực hiện tương đối tốt, tình trạng dùng ngư cụ cấm để khai thác thủy sản giảm hẳn so với trước đây do ngư dân nhận thức ngày càng cao về bảo vệ nguồn lợi thủy sản thông qua công tác giáo dục tuyên truyền của các ngành chuyên môn nên sản lượng thủy sản khai thác có chuyển biến rõ rệt.

Qua điều tra của Chi cục Thủy sản và số liệu niên giám của Cục Thống kê tỉnh thì sản lượng khai thác từ 2005 đến nay thì sản lượng cá khai thác tăng đáng kể so giai đoạn không tiến hành thả cá 1991-2005 và ổn định trên 2.560 tấn/năm (tăng 6 lần so với thời gian trước đây) trong đó các loài cá có giá trị kinh tế chiếm 30% sản lượng khai thác trong hồ.

Hiệu quả thả cá giống hồ Dầu Tiếng

- Hiệu quả của công tác thả cá giống vào hồ Dầu Tiếng trong 8 năm qua (2005 - 2013) nhằm tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản có mang lại hiệu quả; sản lượng khai thác tăng rõ rệt so với giai đoạn không tiến hành thả cá. Bên cạnh kết quả đạt được là sản lượng thủy sản khai thác không ngừng tăng, bước đầu tạo được công ăn việc làm, ổn định cuộc sống và tăng thu nhập hàng ngày cho hơn 1.000 lao động sống bằng nghề thủy sản quanh hồ.

- Hơn nữa, tình hình ô nhiễm nguồn nước trong hồ có chuyển biến nên các loại rong, tảo, bùn bã hửu cơ có lợi phát triển là nguồn thức ăn chính của một số loài thủy sản đã góp phần rất lớn trong việc xử lý, cải tạo và làm sạch môi trường nước của hồ Dầu Tiếng để cung cấp nguồn nước sạch cho sinh hoạt của nhân dân, phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và các Nhà máy chế biến công nghiệp.

- Công tác thả cá hồ Dầu Tiếng ngoài thực hiện nhiệm vụ chung là bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh, bổ sung một số đối tượng nuôi, đối tượng nhập nội phổ biến, phù hợp với điều kiện tự nhiên của vùng nước trong hồ và để đa dạng hóa chủng loại thủy sản, phục hồi một số loài đã cạn kiệt … còn có ý nghĩa vô cùng quan trọng  nữa là cung cấp nhu cầu thực phẩm thủy sản cho xã hội, cải thiện cuộc sống của người dân ven hồ, góp phần bảo đãm an ninh chính trị, trật tự xã hội trên địa bàn./.

                                    


  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây