Căn cứ Quy chế phối hợp số 1349/QCPH-BNN-BP ngày 18/05/2011 giữa Bộ Nông nghiệp và PTNT với Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng;
Căn cứ Kế hoạch phối hợp số 614/KHPH-BCHBP-SNNPTNT ngày 22/03/2012 giữa Sở Nông nghiệp và PTNT với Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng Tây Ninh,
Sở Nông nghiệp và PTNT Tây Ninh và Bộ chỉ huy BĐBP Tây Ninh thống nhất kế hoạch phối hợp năm 2012 như sau:
I. KẾ HOẠCH PHỐI HỢP
1. Lĩnh vực lâm nghiệp
a) Nội dung phối hợp
- Phối hợp tuần tra, truy quét bảo vệ rừng, phát triển rừng, phòng chống cháy rừng. Đồng thời, phòng chống tội phạm và người Campuchia vào nội địa Việt Nam khai thác, mua bán, vận chuyên, cất giấu, chế biến, tiêu thụ các loại lâm sản, động, thực vật quý hiếm, động vật hoang dã, giữ gìn an ninh trật tự trên địa bàn.
- Phối hợp trong công tác tuyên truyền, phổ biến GDPL cho người dân trong khu vực về bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường sinh thái.
- Trao đổi, thông báo tình hình.
- Công tác tổ chức ứng cứu khi xảy ra cháy rừng và công tác phòng, chống giảm nhẹ thiên tai khi cần.
b) Đơn vị và địa bàn thực hiện phối hợp
- BQL Khu rừng Văn hóa – Lịch sử Chàng Riệc (Trạm bảo vệ rừng Cầu 15 và Trạm bảo vệ rừng Vạc Sa) và Đồn biên phòng 823: Các tiểu khu rừng 2, 3, 4, 5 và 12.
- BQL Khu rừng Văn hóa – Lịch sử Chàng Riệc (Trạm bảo vệ rừng Cầu 15 và Trạm bảo vệ rừng Xa mát) và Đồn biên phòng 827: Các tiểu khu rừng 1, 6, 8, và 9.
- BQL Khu rừng Văn hóa – Lịch sử Chàng Riệc (Trạm bảo vệ rừng Cầu 15) và Đại đội cơ động thuộc Tiểu đoàn HL-CĐ – Bộ đội Biên phòng Tây Ninh: Khu rừng Trung ương cục Miền Nam và Mặt trận giải phóng DT.
- BQL Khu rừng phòng hộ Dầu Tiếng và Đồn biên phòng 815, 817 và 819: Toàn khu vực rừng phòng hộ Dầu Tiếng, đặc biệt chú trọng vào các địa bàn sau: 3 đồn biên phòng 815, 817 và 819; các tiểu khu rừng 32, 38, 37, 43, 44 và vành đai biên giới giữa rừng phòng hộ Dầu Tiếng Tây Ninh và biên giới Campuchia.
- Chi cục Kiểm lâm và các đồn biên phòng ở 20 xã biên giới: Địa bàn 20 xã biên giới.
c) Thời gian và hình thức phối hợp
- Thời gian thực hiện: 01/07/2012 đến 30/06/2013.
- Cách thức phối hợp:
+ Kết hợp tuần tra, truy quét 01 – 02 lượt/tuần;
+ Tổ chức họp trao đổi, thông báo tình hình, đánh giá công tác phối hợp và xử lý các vụ việc xảy ra định kỳ hàng tháng hoặc đột xuất khi cần thiết;
+ Tham gia các cuộc họp cụm chiến đấu;
+ Tổ chức tuyên truyền, phổ biến cho cán bộ viên chức về phương thức, thủ đoạn hoạt động của các đối tượng trộm, cướp tài sản, trộm lậu lâm sản…;
+ Tổ chức tuyên truyền, phổ biến GDPL cho người dân trong khu vực về bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường sinh thái.
2. Lĩnh vực phòng chống dịch động vật, thực vật
a) Nội dung phối hợp
- Phối hợp kiểm soát chặt chẽ động thực vật, sản phẩm động thực vật xuất, nhập khẩu qua cửa khẩu biên giới, qua các đường mòn và tiểu ngạch, có biện pháp ngăn chặn và xử lý kịp thời việc vận chuyển, xuất nhập khẩu động thực vật, sản phẩm động thực vật trái phép qua biê giới, vi phạm Pháp lệnh BVTV và Pháp lệnh Thú y. Bộ đội biên phòng hỗ trợ các trạm kiểm dịch về kiểm tra hàng hóa, quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho các trạm kiểm dịch.
- Phối hợp trong công tác tuyên truyền, phổ biến GDPL cho người dân trong khu vực.
- Trao đổi, thông báo tình hình về kiểm dịch động thực vật xuất, nhập khẩu qua biên giới; tình hình hợp tác giữa Việt Nam và Campuchia về kiểm dịch động thực vật; tình hình dịch bệnh phát sinh ở Việt Nam và Campuchia...
- Công tác khoanh vùng, dập dịch và ngăn ngừa nguy cơ dịch bệnh lây lan khi có dịch bệnh xảy ra.
- Hỗ trợ nâng cao nghiệp vụ.
b) Đơn vị và địa bàn thực hiện phối hợp
- Chi cục Thú y (Trạm Thú y các huyện: Trảng Bàng, Bến Cầu, Châu Thành, Tân Biên và Tân Châu) và Đồn biên phòng ở các huyện có đường biên giới giáp với Campuchia như Trảng Bàng, Bến Cầu, Châu Thành, Tân Biên và Tân Châu.
- Chi cục BVTV (Các chốt kiểm dịch ở các cửa khẩu: Xa Mát, Chàng Riệc, Kà Tum, Phước Tân) và Đồn biên phòng ở các cửa khẩu Xa Mát, Chàng Riệc, Kà Tum, Phước Tân.
c) Thời gian và hình thức phối hợp
- Thời gian thực hiện: 01/07/2012 đến 30/06/2013.
- Hình thức phối hợp:
+ Kết hợp tuần tra, kiểm soát;
+ Phối hợp báo cáo ngày, tuần ở cửa khẩu;
+ Tham gia các cuộc hợp cụm chiến đấu tại các cửa khẩu;
+ Tổ chức họp trao đổi, thông báo tình hình, đánh giá công tác phối hợp và xử lý các vụ việc xảy ra định kỳ hàng tháng hoặc đột xuất khi cần thiết;
+ Tổ chức tuyên truyền, phổ biến GDPL nhằm nâng cao nhận thức cho người dân trong khu vực biên giới chấp hành tốt chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước và các hiệp định, hợp tác thỏa thuận đã kí với Campuchia trong các lĩnh vực hai bên phối hợp;
+ Khi có dịch bệnh ở trong và ngoài khu vực biên giới phải kịp thời báo cáo, thông báo và có kế hoạch phối hợp khoanh vùng, dập dịch hoặc có biện pháp ngăn ngừa nguy cơ dịch bệnh lây truyền từ bên kia biên giới vào lãnh thổ Việt Nam;
+ Khi tổ chức hội nghị, tập huấn có nội dung liên quan thì trao đổi, tạo điều kiện cho bên kia cử cán bộ tham gia;
+ Thường xuyên trao đổi, cung cấp các tài liệu, văn bản có liên quan.
3. Lĩnh vực phòng chống giảm nhẹ thiên tai
a) Nội dung phối hợp
- Phối hợp đẩy mạnh công tác tuyên truyền và phổ biến biện pháp phòng chống thiên tai cho công chức, viên chức, nhân dân khu vực biên giới.
- Cung cấp tài liệu truyền thông có liên quan phục vụ công tác phòng, chống lụt, bão, giảm nhẹ thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.
- Phối hợp tham mưu Ban Chỉ huy phòng, chống lụt, bảo và tìm kiếm cứu nạn tỉnh xác định khu vực có thể xảy ra thiên tai, khu vực trú, tránh an toàn trong khu vực biên phòng và xây dựng kế hoạch tổng thể phòng, chống thiên tai, lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh.
- Phối hợp chặt chẽ khi thiên tai, tai nạn xảy ra, đảm bảo thông tin liên lạc, trao đổi tình hình; thống nhất số liệu, ý kiến tham mưu đề xuất, báo cáo Ban Chỉ huy phòng, chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn chỉ đạo, điều hành, xử lý kịp thời các tình huống và khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra.
- Phối hợp tổ chức cứu hộ, tìm kiếm cứu nạn khi lực lượng làm nhiệm vụ bị tai nạn và yêu cầu giúp đỡ.
b) Đơn vị phối hợp: Chi cục Thủy lợi và Bộ đội Biên phòng Tây Ninh.
c) Thời gian thực hiện: 01/07/2012 đến 30/06/2013.
4. Lĩnh vực quản lý hoạt động nghề cá và bảo vệ nguồn lợi thủy sản
a) Nội dung phối hợp
- Phối hợp trong công tác tuyên truyền, phổ biến GDPL.
- Phối hợp trong công tác kiểm tra.
b) Đơn vị phối hợp: Chi cục Thủy sản và Đồn biên phòng 839 (Vàm Trảng Trâu)
c) Thời gian và hình thức phối hợp
Thời gian thực hiện: 01/07/2012 đến 30/06/2013
Hình thức phối hợp:
- Phối hợp với chính quyền địa phương tuyên truyền, phổ biến GDPL cho ngư dân vùng biên giới;
- Phối hợp tuần tra, kiểm tra xử lý các ghe cào, các trường hợp đánh bắt bằng chất nổ, xung điện, chất độc để khai thác thủy sản;
- Phối hợp kiểm soát ngăn chặn sinh vật ngoại lai (thủy sản) chưa được phép nhập khẩu vào Việt Nam;
- Phối hợp kiểm soát ngăn chặn các đối tượng thu mua đỉa, ốc bươu vàng, rùa tai đỏ nhập khẩu vào Việt Nam qua biên giới;
- Các trường hợp lực lượng biên phòng khi phát hiện vi phạm thì tạm giữ phương tiện, tang vật báo Chi cục Thủy sản để có biện pháp xử lý kịp thời.
5. Lĩnh vực xóa đói giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới ở khu vực biên giới
a) Nội dung phối hợp
- Phối hợp tham gia xây dựng nông thôn mới.
- Phối hợp trong lĩnh vực xóa đói giảm nghèo, chuyển đổi cơ cấu sản xuất và tập quán canh tác, áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới nhằm phát triển bền vững ở khu vục biên giới.
b) Đơn vị, địa bàn và hình thức phối hợp
- Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường và các đồn biên phòng ở 20 xã biên giới:
+ Phối hợp tuyên truyền, vận động người dân các xã biên giới về lợi ích việc sử dụng nước sạch nhằm giữ gìn sức khỏe, phòng chống một số dịch bệnh; xây dựng chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh; bảo vệ môi trường nông thôn;
+ Phối hợp bảo vệ tài sản các công trình cấp nước tập trung;
+ Phối hợp mở rộng, sửa chữa hệ thống trạm, đường ống để phục vụ nước sạch cho người dân xã Biên Giới huyện Châu Thành, xã Long Khánh huyện Bến Cầu, xã Bình Thạnh huyện Trảng Bàng.
- Chi cục Phát triển nông thôn và Đồn biên phòng Tống Lê Chân (xã Tân Hòa, huyện Tân Châu; Chi cục Phát triển nông thôn và Đồn biên phòng Cửa khẩu quốc tế Mộc Bài (xã Tiên Thuận, huyện Bến Cầu):
+ Phối hợp hỗ trợ làm đường giao thông kết hợp với kênh tiêu nội đồng và Nhà sinh hoạt cộng đồng cho đồng bào dân tộc Khmer tại ấp Con Trăn, xã Tân Hòa, huyện Tân Châu;
+ Phối hợp hỗ trợ xây dựng thủy lợi nội đồng và xây nhà tạm (3 căn) tại xã Tiên Thuận, huyện Bến Cầu;
+ Phối hợp tổ chức khám chữa bệnh và phát thuốc miễn phí cho nhân dân 2 xã định kì 6 tháng/lần;
+ Tham gia tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện các nội dung xây dựng nông thôn mới.
II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sơ kết và kiểm tra
Tháng 07/2013, Sở Nông nghiệp và PTNT và Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng phối hợp tổ chức tổng kết việc thực hiện kế hoạch phối hợp năm 2012.
Căn cứ tình hình cụ thể, Sở Nông nghiệp và PTNT phối hợp với Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tổ chức kiểm tra việc thực hiện kế hoạch này tại các đồn biên phòng và các đơn vị trực thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT.
2. Khen thưởng, kỷ luật
Cán bộ, chiến sỹ, nhân viên của hai bên có thành tích xuất sắc trong thực hiện kế hoạch phối hợp này được khen thưởng theo quy định của pháp luật.
Trường hợp vi phạm hoặc cản trở việc thực hiện kế hoạch này, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
3. Tổ chức thực hiện
Căn cứ vào kế hoạch này, các đồn biên phòng thuộc Bộ chỉ huy BĐBP và các đơn vị trực thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT liên hệ trực tiếp với đơn vị đối tác để triển khai tổ chức thực hiện (Danh bạ điện thoại kèm theo).
Trong quá trình thực hiện nếu có sửa đổi, bổ sung phải được hai bên thỏa thuận, thống nhất.
CHỈ HUY TRƯỞNG BỘ CHỈ HUY BỘ ĐỘI BIÊN PHÒNG |
GIÁM ĐỐC SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT |
Ý kiến bạn đọc