Kết quả triển khai năm thực hiện mô hình “cánh đồng lớn” và định hướng phát triển trong thời gian tới

Thứ tư - 10/12/2014 23:25 311 0

 KS. Nguyễn Văn Nhành

Ngày 27/11/2014 UBND huyện Trảng Bàng tổ chức Hội nghị đánh giá 5 năm thực hiện cánh đồng lớn tại xã Phước Lưu, đến tham dự Hội nghị có Lãnh đạo của các Sở ngành: Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Công Thương, Trung tâm Khuyến nông, Chi cục BVTV, Trung tâm Giống Nông nghiệp, Phòng Nông Nghiệp và PTNT huyện Trảng Bàng, đại diện UBND các xã trong huyện, đại diện Nhà máy xuất khẩu gạo Tây Ninh, Đại diện Công ty phân bón thuốc trừ sâu, cùng với 50 nông dân tham gia mô hình tham dự. Chủ trì đ/c Hồng PCT UBND huyện Trảng Bàng.          

Mở đầu chương trình đại diện phòng nông nghiệp và PTNT thông qua báo cáo đề dẫn “Kết quả triển khai mô hình cánh đồng lớn trong sản xuất lúa 5 năm qua (2010-2014) và định hướng phát triển trong thời gian tới”. Căn cứ theo chỉ đạo của Sở Nông nghiệp và PTNT, huyện Trảng Bàng triển khai thí điểm tại xã Gia Bình từ vụ Đông Xuân 2009 - 2010 với quy mô 30ha ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới như: 3 tăng 3 giảm, 01 phải 5 giảm, sử dụng giống lúa xác nhận chất lượng cao, mở rộng dần sang xã Phước Chỉ 32,5ha và các xã Bình Thạnh, Phước Lưu với tổng diện tích là 1.170ha với 593 hộ tham gia.

Như vậy từ năm 2010-2014 tổng diện tích tham gia 4 nhà là 2.348ha với 1.303ha lượt hộ, số hộ và diện tích năm sau cao hơn năm trước, hình thành 6 tổ liên kết sản xuất.

Kết quả đạt được do việc áp dụng đồng bộ các giải pháp kỹ thuật chi phí giảm,  Mô hình mang lại hiệu thiết thực đối với người trồng lúa của huyện nhà nông dân dùng giống xác nhận, biết cách phòng trị sâu bịnh hiệu quả, sử dụng thuốc BVTV  theo phương pháp 4 đúng, bón phân theo nhu cầu của cây lúa, chất lượng hiệu quả tăng lên từ 2,6 - 4,8 triệu đồng/ha.

 Về khó khăn tồn tại:

- Mối liên kết chưa được chặt chẻ do thiếu doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm, tuy vùng sản xuất gần nhà máy gạo xuất khẩu Tây ninh, nhưng nguồn nhân lực và hệ thống thu mua chưa có kinh nghiệm, nên việc tiêu thụ lúa của nông dân còn hạn chế và lúng túng, người trồng lúa của huyện phải bán cho thương lái ngoài tỉnh.

- Thiếu nguồn thông tin thị trường và các chính sách vay vốn của ngân hàng theo Nghị định 68 của Chính Thủ về cho vay ưu đãi.

- Trình độ nông dân không đồng đều, nên việc tiếp thu tiến bộ kỹ thuật cònhạn chế, nhận thức về sản xuất sản phẩm an toàn chưa được quan tâm, việc ghi chép nhật ký sản xuất chưa được nông dân quan tâm đúng mức.

Lao động nông thôn khan hiếm, giá thuê công lao động tăng cao.

 Về định hướng:

Dựa trên các chủ trương chính sách, quy hoạch tổng thể của tỉnh, căn cứ vào điều kiện kinh tế xã hội và điều kiện tự nhiên của huyện cần quy hoạch chi tiết, vùng nguyên liệu, hệ thống giao thông, thủy lợi nội đồng để phục vụ cho sản xuất. có kế hoạch dự án đầu tư cho các giai đoạn trên các vùng trọng điểm lúa của huyện.

Vùng nguyên liệu đạt năng suất và chất lượng, giảm giá thành, tăng lợi nhuận,

Sản xuất theo mô hình khép kín từ khâu sản xuất, thu hoạch, tồn trữ bảo quản, chế biến, Sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap, nhằm tiêu thụ đạt giá trị cao nhất, lợi nhuận tối đa.

Dự kiến mô hình cánh đồng lớn đến năm 2020 huyện Trảng bàng có 9.200ha tham gia mô hình cánh đồng mẫu lớn.

 Hội nghị thảo luận tập trung một số nội dung sau:

- Đánh giá chung mô hình cánh đồng lớn là thiết thực đã làm thay đổi bộ mặt ở nông thôn. Giúp cho người dân làm chủ được kỹ thuật, phòng trị sâu bịnh có hiệu quả hơn

- Thường lượng giống lúa cung cấp mô hình không kịp thời và đáp ứng chưa đầy đủ cho mô hình.

- Người trồng lúa đã tham gia mô hình 5 năm không thể ỷ lại vào sự hỗ trợ nhà nước. Đề nghị nên chỉ hỗ trợ phần phân bón, thuốc trừ sâu.

Ý kiến đóng  góp của các ngành:

Cần nên tổ chức lại sản xuất nhất là hình thành các Hợp tác xã để có đủ pháp nhân trong mua bán và trao đổi, sắp xếp lại sản xuất thiết kế lại hệ thống giao thông, tưới tiêu, chủ động trong sản xuất, chọn cánh đồng làm điểm, tổ chức lại tổ nhân giống theo 3 cấp (giống nông hộ; giống cộng đồng và sản xuất giống dịch vụ) và mở rộng dần vùng lân cận.

Cần tham quan các HTX tiêu biểu của tỉnh lân cận. Nhà máy xuất khẩu xuất khẩu gạo Tây Ninh mặc dù đang gặp nhiều khó khăn nhưng cần phải có hợp đồng mua lúa cho nông dân, để người trồng lúa ổn định trong sản xuất.

 

 

 


  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây