Quản lý sâu bệnh tổng hợp hại điều

Thứ tư - 17/01/2018 22:00 1.450 0
Có hơn 30 loại sâu hại điều đã được phát hiện ở Việt Nam. Một số loại sâu hại chính trên cây điều bao gồm: Bọ xít muỗi, bọ trĩ, sâu đục thân, sâu đục cành, bọ phấn đầu dài, sâu đục chồi, rệp sáp. Dưới đây, chúng tôi chỉ giới thiệu một số đối tượng gây hại nghiêm trọng nhất đối với cây điều.

1. Bọ xít muỗi (Helopeltis theivora Waterhouse, H. antonii Signoret)

a. Tập quán gây hại

Bọ xít muỗi là loại sâu chích hút nguy hiểm nhất đối với cây điều. Có hai loại bọ xít gây hại vườn điều. Bọ xít muỗi màu xanh (Helopeltis theivora) chiếm đa số trong khi đó bọ xít muỗi màu đỏ (H. antonii) ít phổ biến hơn. Bọ xít muỗi gây hại bằng cách chích hút vào các mô non để hút nhựa trên lá non, chồi non, cành hoa và trái non làm cho cây điều bị khô chồi non, rụng lá, khô hoa và rụng quả non. ơ thời kỳ kinh doanh, bọ xít muỗi thường gây hại nặng từ khi cây ra lá non để chuẩn bị ra hoa cho đến khi cây nở hoa đậu quả. Vườn điều non bọ xít muỗi gây hại quanh năm do cây ra lá liên tục. Cây điều có thể giảm hơn 50% năng suất nếu không áp dụng các biện pháp phòng trừ thích hợp. Mật số bọ xít muỗi thường thấp trong mùa mưa và gia tăng dần cho đến cuối mùa mưa vào đầu mùa khô. Quần thể bọ xít muỗi đạt cao điểm trong tháng 12 và tháng 1 khi cây điều trong giai đoạn ra hoa và đậu quả, gây ảnh hưởng lớn đến năng suất cây điều.

b. Biện pháp phòng trừ

Sử dụng nhóm các thuốc trừ sâu: như cúc tổng hợp, nhóm chứa Clo; hoặc nhóm có chứa phốt pho, ví dụ như Cypermethrin . . . có hiệu quả phòng trừ bọ xít muỗi. Phun thuốc vào giai đoạn cây điều ra lá, ra hoa và đậu quả vào lúc sáng sớm hay chiều mát. Nồng độ theo khuyến cáo trên bao bì. Kiến vàng (Oecophylla smaragdina Fabricius) là thiên địch chính của bọ xít muỗi. Nuôi kiến vàng trong vườn điều có hiệu quả phòng trừ bọ xít muỗi tương tự dùng thuốc trừ sâu mà không ảnh hưởng đến sức khỏe và môi trường.

Vệ sinh đồng ruộng, dọn cỏ và phát quang bụi rậm làm cho vườn thông thoáng giảm mật độ sâu hại. Biện pháp phòng trừ chủ yếu là phun thuốc trừ sâu vào thời kỳ cây ra lá non và ra hoa. Thuốc Cypermethrine (cúc tổng hợp) theo nồng độ khuyến cáo có hiệu quả phòng trừ cao. Phun theo quy trình sau:



2. Sâu đục chổi màu xanh dương (Celeoptera)

a. Tập quán gây hại

Sâu trưởng thành là một loài bọ cánh cứng có màu xanh dương thường chích vào chồi non và đẻ trứng làm cho chồi chết khô, ảnh hưởng đến cây điều. Sâu non ăn và sống trong chồi khô.

b. Biện pháp phòng trừ

Đối với hai loài sâu đục chồi trên, việc phun thuốc trừ sâu không diệt được sâu non vì chúng sống trong lõi chồi. Biện pháp hiệu quả nhất là cắt bỏ và tiêu hủy chồi bị gây hại. Có thể dùng nhóm thuốc Cúc tổng hợp phun lên cành non để phòng con trưởng thành đẻ trứng. Kiến vàng là thiên địch kiểm soát rất có hiệu quả đối với hai loài sâu đục chồi nêu trên. Sâu trưởng thành cần hơn 1 giờ để đục lỗ đẻ trứng trong khi kiến vàng thường tuần tra trên chồi non 30 - 60 giây/lần. Do đó sâu trưởng thành thường bị xua đuổi và bị săn bắt khi có kiến vàng trên cây.


3. Rệp sáp (Ferrisia virgata và Dysmicocus brevipes)

a. Tập quán gây hại

Có hai loài rệp sáp gây hại trên cây điều (Ferrisia virgata Cockerell và Dysmicocus brevipes Cockerell). Rệp sáp chích hút chồi, lá và quả non. Khi phát hiện với mật độ đông đặc, rệp sáp làm khô hoa, nhất là ở các vườn có sử dụng nhiều thuốc hóa học thường xuyên. Lá non bị thường có màu vàng nhạt do sự chích hút của rệp sáp ở mật độ cao. Ngoài ra, rệp sáp cũng tiết ra dịch ngọt và hơi dính, chất này thường rơi xuống mặt trên của lá, chồi, hoa ở bên dưới và tạo điều kiện cho nấm bồ hóng phát triển thành lớp đen che phủ bề mặt lá và cũng ảnh hưởng đến sự quang hợp của cây.

b. Biện pháp phòng trừ

Rệp sáp có rất nhiều loài thiên địch tấn công. Kiến vàng chăm sóc rệp sáp để hút dịch đường tiết ra nhưng không gây ảnh hưởng lớn đến thiên địch của rệp sáp. Có thể dung dầu khoáng dùng trong nông nghiệp để phun khi cây điều có mật độ rệp sáp cao.


4. Bệnh thán thư

a. Tác nhân và triệu chứng

ệnh do nấm Colletotrichum gloeosporoides gây ra. Các vết bệnh màu nâu xuất hiện trên chồi non, lá, cành hoa và trái. Nếu bệnh nặng có thể thấy nhựa tiết ra trên vết bệnh, cành có thể bị khô và chết dần. Hạt và trái non bị nhiễm nặng có thể bị nhăn lại, khô đen hay rụng non.

b. Biện pháp phòng trừ

Vệ sinh đồng ruộng, dọn cỏ và phát quang bụi rậm cho vườn thông thoáng, cắt tỉa và đốt các cành bị sâu bệnh chết khô nhằm tiêu diệt mầm mống bệnh tiềm tàng trên vườn. Dùng Bordeaux l : 4 : 15 quét' lên gốc. Phun thuốc gốc đồng phòng bệnh hại cành lá khi cây đang ra lá non. Khi vườn điều 'chuẩn bị ra hoa dung Benlat, Captan, Anvil, Score, Rhidomine phun phòng bệnh phá hoại chồi hoa và trái non.

5. Bệnh xì mủ thân (Diplodia sp.)

a. Tác nhân và triệu chứng

Bệnh chảy mủ trên thân, trên cành bị gây nên do nấm Diplodia sp. Hiện nay chưa biết rõ những yếu tố liên quan đến sự phát triển của nấm bệnh. Bệnh thường được phát hiện trong những vườn điều thời kỳ kinh doanh. Bệnh tạo nên những vết nhựa có màu nâu đỏ nhạt sau chuyển thành màu đen trên thân và cành chính. Bệnh còn gây những vết nứt dọc kèm theo chảy nhựa trên vung bệnh. Phần mô bên trong của phần bệnh có màu nâu đỏ và những hang nhỏ li ti trong có chứa chất dịch.

 b. Biện pháp phòng trừ

Dung dao sắc cạo sạch phần vỏ cây bị bệnh. Quét dung dịch Bordeaux 1:4:15 hoặc dung dịch Norshied (đồng đỏ) vào vết cạo. Nếu bị bệnh nặng, tẩm Ridomin vào vải và quấn quanh vài lớp sau khi đã làm sạch vết bệnh




(Nguồn Trung tâm Khuyến nông Quốc Gia)

Phòng Kế hoạch, Tài chính Sở

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây