Phát triển công nghiệp sinh học ngành Nông nghiệp có giá trị gia tăng cao, bền vững, thân thiện với môi trường phục vụ phát triển kinh tế nông nghiệp; nâng cao tiềm lực nghiên cứu phát triển, ứng dụng công nghệ sinh học nông nghiệp; từng bước đưa Tây Ninh có trình độ công nghệ sinh học nông nghiệp ngang bằng các địa phương trong cả nước.
Vườn dưa lưới tại Đức Thành Farm bên chân Núi Bà Đen.
Ngày 29/4/2021, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 1288/KH-UBND thực hiện Đề án phát triển công nghiệp sinh học ngành nông nghiệp giai đoạn 2021 – 2025, tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Tây Ninh với các mục tiêu như sau:
- Triển khai nghiên cứu, phát triển công nghệ sinh học trong lĩnh vực nông nghiệp, tiếp cận các công nghệ tạo các chế phẩm sinh học (sản phẩm phân bón sinh học, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y có nguồn gốc sinh học...) trong trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản, tiến tới thay thế dần các sản phẩm có nguồn gốc hóa học.
- Triển khai nghiên cứu, phát triển công nghệ sinh học trong lĩnh vực nông nghiệp, tiếp cận các công nghệ tạo các chế phẩm sinh học (sản phẩm phân bón sinh học, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y có nguồn gốc sinh học...) trong trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản, tiến tới thay thế dần các sản phẩm có nguồn gốc hóa học.
- Phát triển, tăng thêm 03 doanh nghiệp công nghiệp sinh học trong nông nghiệp.
- Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực chuyên ngành công nghệ sinh học trong nông nghiệp đa dạng hình thức và chú trọng đào tạo chuyên gia trình độ cao. Nâng cao năng lực cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho tiếp nhận, ứng dụng và chuyển giao công nghệ quy mô công nghiệp, tiến tới hình thành ngành công nghiệp sinh học trong nông nghiệp.
- Có khả năng ứng dụng cao các công nghệ sinh học, tạo ra sản phẩm ứng dụng vào thực tiễn.
- Hình thành và phát triển số lượng doanh nghiệp công nghiệp sinh học trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng thêm tối thiểu 30% so với giai đoạn 2021-2025.
- Nâng cao năng lực cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị phục vụ cho tiếp nhận, ứng dụng và chuyển giao công nghệ phục vụ phát triển công nghiệp sinh học ngành nông nghiệp.
- Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực đủ trình độ làm chủ công nghệ, tiếp nhận, ứng dụng và chuyển giao công nghệ mới, công nghệ tiên tiến ở quy mô công nghiệp đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
* Kế hoạch thực hiện Đề án phát triển công nghiệp sinh học ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Tây Ninh, gồm 06 nhiệm vụ chính:
- Phát triển khoa học và công nghệ phục vụ công nghiệp sinh học ngành nông nghiệp
|
- Về cây trồng nông, lâm nghiệp: (1) nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học về cải tiến tính trạng quý trên các loại cây trồng nông, lâm nghiệp chủ lực của tỉnh, tăng sức chống chịu sâu bệnh hại, mang lại giá trị kinh tế cao và ứng dụng rộng rãi vào thực tiễn; (2) tiếp cận công nghệ gen thế hệ mới trong nghiên cứu chọn tạo giống cây trồng mang tính trạng chống chịu sâu bệnh, thích ứng với biến đổi khí hậu, có năng suất và chất lượng vượt trội phục vụ sản xuất nông nghiệp.
- Về chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cây và đất trồng trọt: (1) nghiên cứu, ứng dụng công nghệ sinh học tạo ra các chế phẩm sinh học thế hệ mới, kit chẩn đoán, quản lý dịch bệnh cây trồng và kiểm soát dư lượng các chất cấm trong nông sản có nguồn gốc từ cây trồng và giám định, chẩn đoán độ phì nhiêu, sức khỏe đất trồng trọt và nước tưới; (2) phát triển công nghệ sản xuất và ứng dụng các chế phẩm sinh học như phân bón vi sinh, thuốc, chế phẩm sinh học trong bảo quản, chế biến, xử lý ô nhiễm môi trường, đảm bảo an toàn thực phẩm và sức khỏe con người, vật nuôi; tạo cơ sở hình thành nền kinh tế nông nghiệp tuần hoàn mang lại giá trị gia tăng cao và phát triển bền vững.
- Về vật nuôi, thủy sản: (1) ứng dụng công nghệ phát triển bộ sinh phẩm (KIT) phát hiện nhanh, kiểm định, đánh giá chất lượng con giống vật nuôi, thủy sản, công nghệ sinh học thế hệ mới tạo giống vật nuôi, thủy sản chủ lực tích hợp nhiều đặc tính mới ưu việt; (2) phối hợp xây dựng cơ sở dữ liệu đối với nguồn gen di truyền bản địa làm cơ sở cho việc bảo tồn, khai thác, phục tráng và phát triển bảo hộ thương hiệu, chỉ dẫn địa lý đối với nhóm sản phẩm vật nuôi, thủy sản đặc sản của địa phương.
- Về chăm sóc, bảo vệ sức khỏe vật nuôi, thủy sản: (1) ứng dụng và chuyển giao phương pháp, bộ sinh phẩm (KIT) phát hiện nhanh, giám định tác nhân gây một số bệnh quan trọng hoặc bệnh mới phát sinh ở vật nuôi, thủy sản, kiểm tra dư lượng các chất cấm trong thực phẩm có nguồn gốc từ vật nuôi, thủy sản; công nghệ tạo chế phẩm nâng cao sức đề kháng, hiệu quả sử dụng dinh dưỡng của vật nuôi, thủy sản; vắc xin thế hệ mới phòng bệnh vật nuôi, thủy sản; thuốc thú y sinh học có hiệu quả kinh tế cao; (2) nghiên cứu và ứng dụng công nghệ enzyme, protein, vi sinh vật tạo sản phẩm nâng cao hiệu quả sử dụng dinh dưỡng vật nuôi, nâng cao sức đề kháng đối với các yếu tố sinh học, phi sinh học.
- Về bảo quản sau thu hoạch: (1) nghiên cứu và ứng dụng công nghệ phát triển phương pháp, bộ sinh phẩm (KIT) phục vụ kiểm định, đánh giá an toàn và chất lượng thực phẩm từ cây trồng, vật nuôi, thủy sản; giám định, chẩn đoán tác nhân gây bệnh, giảm chất lượng nông sản, thực phẩm; công nghệ tạo chế phẩm sinh học phục vụ sơ chế, bảo quản đáp ứng tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, nâng cao giá trị gia tăng các phụ phẩm chế biến sau thu hoạch sản phẩm nông lâm thủy sản; (2) phát triển công nghệ tạo chế phẩm sinh học phục vụ sơ chế, bảo quản sản phẩm nông sản đáp ứng tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh của các sản phẩm nông nghiệp chủ lực.
- Xây dựng, phát triển tiềm lực công nghiệp sinh học ngành nông nghiệp
|
- Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, hiện đại hóa máy móc, thiết bị: (1) đầu tư xây dựng 01 phòng thí nghiệm kiểm định chất lượng nông, lâm sản và thủy sản hàng hóa, đánh giá an toàn sinh học các sản phẩm công nghệ sinh học; (2) hỗ trợ doanh nghiệp nhập khẩu công nghệ, kỹ thuật mới phục vụ phát triển công nghệ sinh học ngành nông nghiệp.
- Đào tạo nguồn nhân lực: (1) xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch đào tạo nguồn nhân lực khoa học đáp ứng nhu cầu về số lượng và chất lượng của việc phát triển công nghiệp sinh học nông nghiệp; (2) chủ động và thường xuyên nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, cán bộ khoa học thuộc mọi trình độ về công nghệ sinh học ở trong nước. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân ở trong nước và nước ngoài tham gia đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho công nghệ sinh học; (3) tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ tham gia các lớp đào tạo kỹ thuật viên về công nghệ sinh học ngành nông nghiệp, kết hợp bồi dưỡng tập huấn chuyển giao công nghệ và tiến bộ kỹ thuật mới trong lĩnh vực công nghệ sinh học nông nghiệp cho các doanh nghiệp.
- Xây dựng và phát triển doanh nghiệp công nghiệp sinh học ngành nông nghiệp
|
Thu hút đầu tư và hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp công nghệ sinh học sản xuất sản phẩm nông sản gồm:
a) Giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản chủ lực;
b) Phân hữu cơ, hữu cơ vi sinh, thuốc bảo vệ thực vật sinh học, chế phẩm sinh học … phục vụ sản xuất nông nghiệp an toàn, nông nghiệp hữu cơ;
c) Chế phẩm sinh học phục vụ bảo quản chế biến sản phẩm nông, lâm, thủy sản chủ lực phục vụ nội tiêu và xuất khẩu;
d) Vắc xin phòng bệnh cho vật nuôi, thủy sản, thuốc thú y sinh học, KIT sử dụng cho chẩn đoán, quản lý dịch bệnh gây hại quan trọng đối với cây trồng, vật nuôi, thủy sản chủ lực và kiểm soát dư lượng các chất cấm.
- Triển khai cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển công nghiệp sinh học ngành nông nghiệp
|
- Triển khai thực hiện cơ chế, chính sách ưu đãi, khuyến khích nghiên cứu phát triển, làm chủ, chuyển giao và ứng dụng công nghệ sinh học nông nghiệp vào sản xuất, đời sống; khuyến khích doanh nghiệp đầu tư phát triển công nghiệp sinh học nông nghiệp; thu hút và đa dạng hóa các nguồn lực đầu tư cho phát triển công nghiệp sinh học nông nghiệp; ưu đãi, trọng dụng nhân tài về công nghiệp sinh học trong lĩnh vực nông nghiệp.
- Thực thi có hiệu quả các chính sách ưu đãi về thuế, đất đai, vay vốn, hỗ trợ chuyển giao, nhập khẩu công nghệ và bí quyết công nghệ cho các doanh nghiệp đầu tư nghiên cứu và phát triển công nghiệp sinh học ngành nông nghiệp.
- Hợp tác trong nước và quốc tế trong lĩnh vực công nghiệp sinh học ngành nông nghiệp
|
- Thu hút đầu tư trong và ngoài nước nhằm phát triển nhanh, mạnh và vững chắc công nghiệp sinh học ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.
- Xây dựng và tổ chức thực hiện các đề tài, dự án hợp tác nghiên cứu khoa học, phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học nông nghiệp; chuyển giao công nghệ, dây chuyền sản xuất, máy móc thiết bị về công nghệ sinh học nông nghiệp giữa trường, viện, trung tâm nghiên cứu và các địa phương trong nước và quốc tế.
- Truyền thông nâng cao nhận thức về công nghiệp sinh học ngành nông nghiệp
|
- Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục để nâng cao nhận thức cho các cấp, các ngành và toàn xã hội về vai trò, vị trí và tầm quan trọng của công nghiệp sinh học trong nông nghiệp.
- Thường xuyên phổ biến đến mọi người dân các kiến thức, thành tựu khoa học và công nghệ mới nhất về công nghệ sinh học, các kết quả nổi bật của công nghiệp sinh học nông nghiệp trên các phương tiện thông tin đại chúng.
- Tổ chức các hoạt động khuyến nông, lâm, ngư và khuyến công để giới thiệu, tập huấn, hướng dẫn cho người dân, doanh nghiệp và các cấp, các ngành về các tiến bộ, kỹ thuật của công nghệ sinh học nông nghiệp.
* Để thực hiện tốt các nhiệm vụ trên, Tỉnh tập trung chỉ đạo thực hiện 05 nhóm giải pháp sau:
1. Phát triển khoa học và công nghệ;
2. Cơ chế, chính sách;
3. Phát triển nguồn nhân lực;
4. Hợp tác trong nước và quốc tế;
5. Thông tin và truyền thông.