Kế hoạch Phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã lĩnh vực nông nghiệp năm 2023

Thứ sáu - 09/09/2022 17:00 433 0

I. NỘI DUNG KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ, HỢP TÁC XÃ NĂM 2023

1. Dự báo những thuận lợi, khó khăn

a) Thuận lợi

Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, khu vực KTTT có cơ hội mở rộng thị trường, phát triển thương mại và các quan hệ kinh tế khác; tạo điều kiện cho các HTXNN môi trường, điều kiện để học hỏi kinh nghiệm; được đối xử bình đẳng trong quan hệ quốc tế; có cơ hội tiếp cận nhiều chính sách hỗ trợ, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ hiện đại vào sản xuất; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực,...

b) Khó khăn

- Trong điều kiện vốn ít, còn non trẻ về kinh nghiệm quản lý, thương trường; thiếu hiểu biết về nhu cầu luật lệ, nhu cầu, thị hiếu, hệ thống phân phối, kinh doanh ở thị trường nước ngoài, đây là những khó khăn rất lớn đối với các HTXNN tham gia hội nhập quốc tế; những ảnh hưởng tiêu cực của thời tiết, thiên tai, dịch bệnh, biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến mọi hoạt động sản xuất - kinh doanh của HTXNN; trong điều kiện các chính sách vĩ mô của Nhà nước còn nhiều điểm chưa đồng bộ, chưa hoàn thiện, kinh nghiệm quản lý còn yếu kém, mỗi hợp tác xã phải đối mặt với các biểu hiện cạnh tranh không lành mạnh, như bán phá giá, lừa đảo, lạm dụng vị thế độc quyền trong thương mại…

- Sản xuất nông nghiệp trong thời gian qua tuy phát triển nhưng chứa đựng nhiều yếu tố, rủi ro: giá cả, dịch bệnh, thời tiết, tiêu thụ nông sản, cho nên các tổ chức KTTT chưa mạnh dạn đầu tư hợp tác phát triển.

- Đầu ra cho nông sản, chủ yếu được tiêu thụ thông qua thương lái. Đối với các loại nông sản như mãng cầu, rau, lúa... sản xuất theo quy trình VietGAP  khi tiêu thụ giá cả không chênh lệch so với quy trình sản xuất thông thường do chưa xây dựng được thương hiệu. Sản phẩm cũng khó vào các siêu thị do HTXNN không đáp ứng được phương thức thanh toán và nhu cầu chủng loại cũng như sản lượng của siêu thị.

2. Định hướng chung về phát triển KTTT, HTX

- Phối hợp tuyên truyền các chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước về khuyến khích phát triển kinh tế hợp tác lĩnh vực nông nghiệp; hướng dẫn hỗ trợ các tổ chức, cá nhân có nhu cầu thành lập HTX hoặc tham gia HTXNN trên địa bàn tỉnh.

- Nâng cao hiệu quả của các HTXNN trong việc phát triển các hoạt động dịch vụ, triển khai các phương án sản xuất kinh doanh, liên kết với các doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ nông sản, tiếp cận các chính sách hỗ trợ của Nhà nước…Trong đó đặc biệt chú trọng việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho các HTXNN, THTNN trên địa tỉnh.

- Nâng cao hiệu quả đóng góp của khu vực KTTT lĩnh vực nông nghiệp vào tăng trưởng kinh tế, xóa đói giảm nghèo một cách bền vững, góp phần thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới.

- Khuyến khích phát triển HTXNN trên các lĩnh vực, ngành nghề phù hợp với quy hoạch phát triển và cơ cấu kinh tế của từng địa phương, gắn với phát triển sản phẩm chủ lực, theo lợi thế của từng vùng, với nhiều hình thức liên kết, hợp tác đa dạng; nhân rộng các mô hình kinh tế hợp tác hiệu quả, tạo điều kiện cho kinh tế hộ phát triển, góp phần hình thành chuỗi giá trị từ sản xuất đến chế biến, tiêu thụ, những mô hình liên kết hiệu quả giữa Nhà nước, doanh nghiệp , HTXNN nông dân, chú trọng ứng dụng những thành tựu của khoa học, công nghệ, thông tin.

- Phát triển KTTT trong lĩnh vực nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa quy mô lớn, gắn với bảo vệ môi trường sinh thái và thích ứng với biến đổi khí hậu, gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025. Trong thời gian tới, phải tập trung xây dựng các HTXNN và Liên hiệp HTXNN gắn với sản phẩm nông nghiệp chủ lực địa phương, có giá trị xuất khẩu lớn, phát triển bám theo chuỗi giá trị của từng ngành hàng.

- Phát triển các HTXNN sản xuất các sản phẩm chất lượng cao, có thương hiệu, phục vụ mục đích xuất khẩu thông qua phát triển các HTXNN ứng dụng công nghệ cao, có trình độ quản lý hiện đại để áp dụng tối đa lợi thế của hội nhập quốc tế và ưu thế của Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

3. Mục tiêu tổng quát

- Tiếp tục củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức kinh tế tập thể, nhất là đối với HTXNN gắn với xây dựng nông thôn mới và tái cơ cấu ngành nông nghiệp.

- Xây dựng và phát triển mô hình KTTT, HTXNN nhanh và bền vững; phát huy hiệu quả trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế và cải thiện đời sống thành viên; phát triển thành cá thể và tổ chức tham gia KTTT, HTXNN, cơ bản có liên kết với doanh nghiệp trong cung cấp dịch vụ đầu vào và bao tiêu sản phẩm đầu ra cho nông dân trong các vùng sản xuất hàng hóa tập trung.

- Tiếp tục củng cố, kiện toàn và nâng cao năng lực quản lý nhà nước về kinh tế hợp tác trong nông nghiệp từ cấp tỉnh, huyện, xã; đào tạo, tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ chủ chốt các kiến thức về kinh tế hợp tác và pháp luật có liên quan quản lý về kinh tế hợp tác trong nông nghiệp thực hiện các cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển tổ hợp tác, hợp tác xã.

4. Một số mục tiêu cụ thể

Phối hợp với các sở, ngành có liên quan và các địa phương triển khai thực hiện các nhiệm vụ sau:

- Phát triển KTTT với tốc độ tăng trưởng hợp lý; phấn đấu đến cuối năm 2023 có 120 HTXNN và 105 THTNN. Doanh thu, lãi bình quân của một HTXNN tăng bình quân 5%/năm; thu nhập bình quân của lao động đạt từ 5,1 – 6,1 triệu/ người/ tháng.

- Hoàn thiện đồng bộ hệ thống cơ chế, chính sách hỗ trợ thúc đẩy phát triển các loại hình kinh tế tập thể trong nông thôn (HTXNN, THTNN...), điều chỉnh, bổ sung chính sách hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực của HTXNN; chính sách hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị của HTXNN phù hợp với điều kiện thực tế; triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ các HTXNN trên địa bàn tỉnh về đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng; chế biến sản phẩm; xây dựng các mô hình HTXNN ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ cao.

- Tập trung phát triển HTXNN trên thế mạnh sản phẩm chủ lực của địa phương.

- Đồng bộ phương thức hoạt động của hệ thống bộ máy tổ chức quản lý nhà nước từ tỉnh đến huyện.

- Xây dựng kế hoạch đưa lao động trẻ tốt nghiệp có trình độ đại học, cao đẳng về làm việc có thời hạn ở hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021- 2025, khi được HĐND tỉnh thông qua Nghị quyết phát triển KTTT, HTX giai đoạn 2022 – 2025 trên địa bàn tỉnh.

- Phối hợp với các Viện, Liên minh hợp tác xã tỉnh và trường quản lý cán bộ nông nghiệp II tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật cho cán bộ HTXNN, thành viên HTXNN.

- Phối hợp với Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn, Viện, Trường, Liên minh Hợp tác xã và UBND các huyện, thị xã, thành phố đào tạo nghề Giám đốc Hợp tác xã nông nghiệp với số lượng dự kiến 25 người.

- Phối hợp thực hiện nhóm dự án đào tạo bồi dưỡng kiến thức thương mại cho các giám đốc hợp tác xã tiêu thụ các mặt hàng nông sản chủ lực ở khu vực nông thôn và nhóm dự án bồi dưỡng các chủ trang trại, hộ gia đình sản xuất, kinh doanh những mặt hàng nông sản chủ yếu (theo Kế hoạch số 1279/KH-UBND ngày 19/4/2022 của UBND tỉnh về đổi mới phương thức kinh doanh tiêu thụ nông sản giai đoạn 2022 – 2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh).

- Xây dựng kế hoạch kiểm tra, hướng dẫn việc thực hiện Tiêu chí 13 nông thôn mới, Tiêu chí 8 nông thôn mới nâng cao hỗ trợ, tư vấn các xã xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025.

Phụ lục V tình hình xử lý HTXNN không hoạt động, khó khăn trong giải thể, chưa đăng ký và tổ chức lại theo Luật Hợp tác xã năm 2012 kèm theo.

5. Các giải pháp phát triển kinh tế tập thể năm 2023

a) Tiếp tục thực hiện và hoàn thiện hệ thống văn bản hướng dẫn thi hành Luật Hợp tác xã năm 2012.

b) Tuyên truyền, tập huấn Luật Hợp tác xã năm 2012 và nâng cao nguồn nhân lực HTX

Phối hợp với các sở, ngành có liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố tiếp tục tăng cường việc tuyên truyền, tập huấn Luật Hợp tác xã và các văn bản có liên quan, các chính sách hỗ trợ của Nhà nước đến các cấp, các ngành và cán bộ, thành viên, người lao động trong các HTXNN, THTNN trên địa bàn tỉnh; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng; chế biến sản phẩm;  xây dựng các mô hình HTXNN liên kết trong sản xuất và tiêu thụ nông sản, tham gia các dự án cánh đồng lớn; ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ mới.

c) Tổ chức triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ, ưu đãi phát triển HTX theo quy định của Nghị định số 193/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013 về quy định chi tiết một số điều của Luật Hợp tác xã năm 2012

Triển khai thực hiện Chương trình hỗ trợ Hợp tác xã giai đoạn 2021-2025 theo Quyết định số 1804/QĐ-TTg ngày 13/11/2020 của Thủ tướng Chính phủ  phê duyệt Chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã giai đoạn 2021 -  2025, để tăng cường năng lực cạnh tranh nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho các HTXNN, đặc biệt là tập trung triển khai các chính sách về: hỗ trợ lãi vay, liên kết theo Quyết định số 23/2019/QĐ-UBND ngày 28/6/2019 của UBND tỉnh quy định về hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2019-2025; Quyết định số 21/2019/QĐ-UBND ngày 17/6/2019 của UBND tỉnh ban hành Quy định về mức hỗ trợ lãi vay phát triển thực hành sản xuất nông nghiệp tốt, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2019-2025; Quyết định số 1554/QĐ-UBND ngày 22/7/2019 của UBND phê duyệt Danh mục ngành hàng, sản phẩm quan trọng cần khuyến khích, ưu tiên hỗ trợ thực hiện liên kết gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Tây Ninh, Quyết định số 923/QĐ-UBND ngày 23/4/2021 của UBND tỉnh về ban hành Danh mục sản phẩm nông nghiệp chủ lực cảu tỉnh giai đoạn 2021 – 2025. 

d) Nâng cao hiệu quả hoạt động của khu vực KTTT, HTXNN

Rà soát tình hình hoạt động của các HTXNN, thu hút kết nạp thêm thành viên mới, tăng cường năng lực tổ chức, điều hành hoạt động, kinh doanh của các HTXNN...; tạo điều kiện cho các HTXNN, THTNN tham gia các hội chợ xúc tiến thương mại quảng bá hình ảnh và xúc tiến thương mại, đầu tư công nghệ.

đ) Tăng cường công tác quản lý nhà nước về KTTT

Bố trí cán bộ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm về KTTT ở cấp tỉnh và cấp huyện để thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước về HTXNN, đặc biệt ở khâu đăng ký, theo dõi, giám sát và hướng dẫn thực hiện các chính sách hỗ trợ có liên quan.

e) Huy động các lực lượng xã hội, các tổ chức đoàn thể trong nước và quốc tế tham gia thúc đẩy phát triển KTTT

Tăng cường các nguồn lực phát triển KTTT lĩnh vực nông nghiệp: huy động các nguồn lực từ cán bộ, thành viên các HTXNN, THTNN và các tổ chức, cá nhân nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp và nâng cao khả năng cạnh tranh của KTTT lĩnh vực nông nghiệp đối với các thành phần kinh tế khác; thực hiện các ưu đãi, hỗ trợ cho các HTXNN, THTNN khi đáp ứng đủ các điều kiện, tiêu chí theo quy định.

6. Dự kiến nhu cầu vốn thực hiện

Tổng nhu cầu vốn thực hiện năm 2023: 1.650 triệu đồng, trong đó:

- Hỗ trợ trang thiết bị làm việc cho 05 HTXNN: 100 triệu đồng;

- Hỗ trợ lao động trẻ về làm việc cho HTXNN: 1.250 triệu đồng;

- Hỗ trợ vốn, giống khi gặp khó khăn do thiên tai, dịch bệnh: 300 triệu đồng.

Phụ lục VI nhu cầu vốn sự nghiệp thực hiện chương trình hỗ trợ phát triển KTTT, HTX năm 2023 kèm theo.

Tác giả: So Nong Nghiep

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây