KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 885/QĐ-TTG NGÀY 23/6/2020 CỦATHỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ GIAI ĐOẠN 2020 – 2030

Thứ hai - 05/09/2022 14:41 301 0

KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 885/QĐ-TTG NGÀY 23/6/2020 CỦATHỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ GIAI ĐOẠN 2020 – 2030

        Nhằm thúc đẩy sản xuất nông nghiệp hữu cơ phát triển phù hợp với thực trạng sản xuất nông nghiệp của tỉnh, có giá trị gia tăng cao, bền vững, thân thiện với môi trường sinh thái, gắn với thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu, ngày 19/8/2020, UBND tỉnh Tây Ninh đã phê duyệt Kế hoạch số 1934/KH-UBND về triển khai thực hiện Quyết định số 885/QĐ-TTg ngày 23/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2020 – 2030 trên địa bàn tỉnh Tây Ninh với các mục tiêu cụ thể qua từng giai đoạn đến năm 2030 như sau:


* Giai đoạn 2020-2025
1.  Định hướng và hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên một số đối tượng gồm: lúa, rau màu, cây ăn quả, bò, heo, dê, gà.
2. Xác định được vùng sản xuất nông nghiệp hữu cơ và thực hiện các mô hình sản xuất nông nghiệp đạt chứng nhận hữu cơ trên đối tượng cây, con cụ thể như sau:
 

STT Vùng sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên đối tượng cây, con Diện tích sản xuất
1 Lúa 35-50 ha
2 Rau màu 15-28 ha
3 Cây ăn quả 40-63 ha
4 Cây dược liệu 2-5 ha
5 Chăn nuôi heo > 250 con
6 Chăn nuôi bò > 250 con
7 Chăn nuôi dê > 1.500 con
8 Chăn nuôi gia cầm > 60.000 con


* Giai đoạn 2026-2030
Triển khai nhân rộng các mô hình, vùng sản xuất nông nghiệp đạt chứng nhận hữu cơ trên địa bàn tỉnh với chỉ tiêu như sau:
 

STT Vùng sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên đối tượng cây, con Diện tích sản xuất
1 Lúa 70-110 ha
2 Rau màu 40-85 ha
3 Cây ăn quả 75-170 ha
4 Cây dược liệu 8-10 ha
5 Chăn nuôi heo > 500 con
6 Chăn nuôi bò > 500 con
7 Chăn nuôi dê > 2.500 con
8 Chăn nuôi gia cầm > 100.000 con
          Bên cạnh đó, việc sản xuất nông nghiệp hữu cơ cần phải bám sát vào điều kiện tự nhiên của địa phương, gắn với chuỗi giá trị sản phẩm; đồng thời đảm bảo theo đúng nguyên tắc và tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ quy định tại Nghị định số 109/2018/NĐ-CP ngày 29/8/2018 của Chính phủ.

           Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 885/QĐ-TTg ngày 23/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2020 – 2030 gồm 06 nhiệm vụ:

  1. Xây dựng và phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp hữu cơ tập trung và các sản phẩm hữu cơ chủ lực
     - Ưu tiên các vùng có điều kiện đất đai, khí hậu thuận lợi cho từng đối tượng cây trồng, vật nuôi để sản xuất hữu cơ, ưu tiên lựa chọn loại cây trồng vật nuôi và giống cây trồng, vật nuôi thích ứng tốt với điều kiện thổ nhưỡng, chống chịu sâu bệnh và có thị trường tiêu thụ sản phẩm hữu cơ;
      - Xây dựng, thực hiện thí điểm các mô hình sản xuất nông nghiệp đạt chứng nhận hữu cơ; sản phẩm sản xuất ra được cấp giấy chứng nhận nông nghiệp hữu cơ theo quy định;
- Hình thành vùng sản xuất các sản phẩm đặc trưng có tiềm năng để xây dựng nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý sản phẩm sản xuất hữu cơ.
  1. Phát triển đa dạng các hình thức tổ chức sản xuất sản phẩm hữu cơ
      - Thiết lập liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm đạt chứng nhận hữu cơ theo chuỗi giá trị giữa người sản xuất với doanh nghiệp;
     - Khuyến khích các hình thức sản xuất quy mô hợp tác xã, doanh nghiệp, tổ hợp tác, trang trại và gia trại sản xuất nông nghiệp hữu cơ.
  1. Nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ trong nông nghiệp hữu cơ
      - Xây dựng, ban hành Quy trình kỹ thuật sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên một số đối tượng nuôi trồng chính của tỉnh;
     - Nghiên cứu và ứng dụng các chế phẩm sinh học, phân hữu cơ sinh học, tác nhân phòng trừ sinh học nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, thay thế kháng sinh trong chăn nuôi, thuốc BVTV hóa học trong trồng trọt;
    - Triển khai thí điểm các mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ gắn với chuỗi giá trị của một số sản phẩm chủ lực, đặc sản có lợi thế của tỉnh.
  1. Đào tạo, tập huấn phát triển nguồn nhân lực
      - Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ của tỉnh trong thời gian tới;
     - Tập huấn nông dân, người trực tiếp sản xuất trong các vùng sản xuất nông nghiệp định hướng phát triển theo hình thức hữu cơ các kiến thức về quy định, kỹ thuật sản xuất và tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ;
     - Đào tạo, tập huấn cho doanh nghiệp, người sản xuất kinh doanh sản phẩm hữu cơ.
  1. Tăng cường chế biến, tiêu thụ và xuất khẩu sản phẩm hữu cơ
      - Xây dựng mô hình liên kết chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp hữu cơ từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ, ứng dụng công nghệ cao vào chế biến sâu, tinh chế tạo ra sản phẩm nông nghiệp hữu cơ có giá trị cao;
    - Hỗ trợ xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm và phát triển thị trường đối với sản phẩm hữu cơ;
   - Khuyến khích các doanh nghiệp đưa các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ vào hệ thống các siêu thị, của hàng tiện ích, chuỗi cửa hàng cung ứng sản phẩm an toàn trong nước và xuất khẩu.
  1. Phát triển các vật tư đầu vào phục vụ phát triển nông nghiệp hữu
     - Xây dựng chính sách khuyến khích sử dụng vật tư đầu vào hữu cơ để sản xuất sản phẩm hữu cơ trong các lĩnh vực nông lâm thủy sản;
     - Đa dạng nguồn sản phẩm làm thức ăn chăn nuôi như các loại thức ăn xanh, sấy khô,…để phát triển chăn nuôi hữu cơ.
    Để thực hiện tốt các mục tiêu và nội dung triển khai Quyết định số 885/QĐ-TTg ngày 23/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2020 – 2030, Tỉnh tập trung chỉ đạo thực hiện 07 nhóm giải pháp sau:
      1. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến kiến thức, quy định pháp luật về nông nghiệp hữu cơ;
      2. Phát triển vùng sản xuất nông nghiệp hữu cơ tập trung;
      3. Tăng cường công tác quản lý nhà nước;
      4. Triển khai, thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp hữu cơ;
     5. Đào tạo, nâng cao năng lực nguồn nhân lực, xây dựng, chuyển giao các mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ;
      6. Tổ chức phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị;
      7. Tổ chức các hoạt động hỗ trợ, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp hữu cơ./.
 (Toàn văn Kế hoạch số 1934/KH-UBND ngày 19/8/2020 xem file đính kèm).

Tác giả: Thông tin can biet -khtc

Nguồn tin: Phòng Kế hoạch, Tài chính

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây