Sử dụng phương tiện hiện đại nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác bảo vệ rừng

Thứ sáu - 16/08/2024 15:32 158 0
Nhiệm vụ bảo vệ rừng là một trong những nhiệm vụ hết sức quan trọng đối với Ban quản lý Khu rừng phòng hộ Dầu Tiếng. Nhận thức được điều này, thời gian qua, đơn vị đã phấn đấu, nỗ lực thực hiện các giải pháp nhằm kéo giảm tình trạng phá rừng, trộm cắp lâm sản, săn bắt động vật rừng, phát đốt lấn chiếm đất rừng làm nương rẫy cả về quy mô cũng như số vụ. Theo thống kê, số vụ vi phạm có giảm so với nhiều năm trước; Tuy nhiên, các vụ vi phạm pháp luật trong lĩnh vực lâm nghiệp vẫn còn xảy ra trên địa bàn, các hành vi vi phạm tuy nhỏ lẽ nhưng rất tinh vi, áp dụng bằng nhiều hình thức, thủ đoạn khác nhau, rất khó phát hiện; nhất là khó khăn trong việc phát hiện quả tang để lập hồ sơ xử lý các đối tượng vi phạm.

Nhiệm vụ bảo vệ rừng là một trong những nhiệm vụ hết sức quan trọng đối với Ban quản lý Khu rừng phòng hộ Dầu Tiếng. Nhận thức được điều này, thời gian qua, đơn vị đã phấn đấu, nỗ lực thực hiện các giải pháp nhằm kéo giảm tình trạng phá rừng, trộm cắp lâm sản, săn bắt động vật rừng, phát đốt lấn chiếm đất rừng làm nương rẫy cả về quy mô cũng như số vụ. Theo thống kê, số vụ vi phạm có giảm so với nhiều năm trước; Tuy nhiên, các vụ vi phạm pháp luật trong lĩnh vực lâm nghiệp vẫn còn xảy ra trên địa bàn, các hành vi vi phạm tuy nhỏ lẽ nhưng rất tinh vi, áp dụng bằng nhiều hình thức, thủ đoạn khác nhau, rất khó phát hiện; nhất là khó khăn trong việc phát hiện quả tang để lập hồ sơ xử lý các đối tượng vi phạm.

Nhận thức được điều đó, với trách nhiệm được giao, Ban quản lý Khu rừng phòng hộ Dầu Tiếng chủ động mua sắm, trang bị mới một số dụng cụ, phượng tiện như máy Bẩy ảnh, máy Bộ đàm, nhằm hỗ trợ trong công tác quản lý bảo vệ rừng. Từ máy Bẩy ảnh được đặt, lực lượng bảo vệ rừng có thể phát hiện, theo dõi, ghi nhận được hình ảnh một trường hợp thường xuyên đi vào rừng. Đây là tài liệu, chứng cứ rất quan trọng, làm cơ sở cho việc truy tìm đối tượng khi xảy ra các hành vi vi phạm Luật Lâm nghiệp; khi phát hiện các vi phạm như phá rừng, khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép, phát phá đốt lấn chiếm đất rừng,…trong khu vực, Ban quản lý tiến hành kiểm tra, lập hồ sơ (kèm theo hình ảnh ghi được) chuyển cơ quan chức năng tham mưu xử lý theo quy định pháp luật.

Đối với máy Bộ đàm khi sử dụng rất thuận tiện, hiệu quả trong công tác chỉ huy chữa cháy rừng, đặc biệt ở khu vực điện thoại không có sóng hoặc sóng không ổn định. Máy Bộ đàm có ưu điểm ổn định sóng, nghe to, rõ, sử dụng linh hoạt và cùng lúc dùng được cho nhiều người đàm thoại, trao đổi xử lý chung vụ việc.

        Hình ảnh người dân đi vào rừng máy Bẩy ảnh chụp ghi lại

 

Mặt khác, cuối năm 2023 đơn vị được Ban quản lý Dự án đầu tư xây dựng ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh lắp đặt và bàn giao đưa vào sử dụng 02 Camera quan sát lửa rừng tại Tháp canh lửa thuộc đội Quản lý bảo vệ phát triển rừng Ấp Con Trăn và đội Suối Bà Chiêm. Với chiều cao Tháp hơn 30 mét, Camera được gắn trên đỉnh Tháp, có tầm quan sát rộng, xa, góc quay quan sát 3600; gắn với màn hình vi tính đặt ở dưới mặt đất trong Trạm bảo vệ rừng, lực lượng trực PCCCR có nhiệm vụ quan sát, khi phát hiện khói bốc lên trong khu vực, lực lượng này sẽ điện thoại báo ngay cho lực lượng tuần tra trong rừng nhận thông tin, khẩn trương huy động lực lượng cứu chữa, nhanh chóng dập tắt ngọn lửa khi đám cháy mới phát sinh. Do đó, trong mùa khô năm 2023-2024, qua quan sát Camera lực lượng bảo vệ rừng đã phát hiện tổng cộng 68 trường hợp cháy và đã triển khai lực lượng tại chỗ dập tắt lửa ngay từ ban đầu, với diện tích đám cháy vài chục mét vuông, không gây thiệt hại về tài nguyên rừng.

Ngày 11/3/2024, Đoàn kiểm tra công tác PCCCR do Ông Trần Văn Chiến – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh dẫn đầu đã thị sát, kiểm tra thực tế và đánh giá cao về việc áp dụng công nghệ trong công tác PCCCR tại đơn vị.

                  Kiểm tra Camera tại Tháp Canh lửa Đội Ấp Con Trăn

Mặc dù còn một số hạn chế nhất định, như không quan sát được điểm cháy vào ban đêm, không xác định được vị trí toạ độ điểm cháy và không có chức năng cảm ứng phát chuông cảnh báo khi phát hiện điểm cháy về máy chủ, hoặc thông qua chuông báo điện thoại di động, buộc lực lượng trực phải thường xuyên ngồi trước màn hình để quan sát; tuy nhiên, qua việc sử dụng Camera quan sát lửa rừng đã giúp lực lượng bảo vệ rừng phát hiện sớm và kịp thời xử lý ngăn chặn các đám cháy ngày từ ban đầu, hạn chế được nguy cơ cháy rừng trên diện rộng; đồng thời lực lượng PCCCR không phải lên trên Tháp canh lửa quan sát trực tiếp vào những ngày nắng nóng gây gắt, giảm nhiều sức lực và thời gian đối với lực lượng PCCCR tại chỗ.

Việc sử dụng các phương tiện hiện đại trong thời gian qua đã mang lại hiệu quả rất tích cực trong công tác bảo vệ rừng của Ban quản lý Khu rừng phòng hộ Dầu Tiếng. Do đó, để phát huy hiệu quả các giá trị các phương tiện hiện đại mang lại trong công tác bảo vệ rừng nói riêng, công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng nói chung, đòi hỏi tập thể viên chức Ban quản lý Khu rừng phòng hộ Dầu Tiếng cần nỗ lực nghiên cứu áp dụng khoa học công nghệ trong việc thực hiện nhiệm vụ của mình một cách thiết thực, góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ được cấp trên giao./. 

Tác giả: Lam nghiep -krdt, Nguồn: Đặng Quang Thắng - Ban quản lý Khu rừng phòng hộ Dầu Tiếng

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây