DỰ BÁO TÌNH HÌNH DỊCH HẠI CÂY TRỒNG TỪ 03/6 – 09/6/2015

Thứ tư - 03/06/2015 18:05 179 0
I. TÌNH HÌNH SINH TRƯỞNG CÂY TRỒNG:
- Cây lúa: Toàn tỉnh đã xuống giống được 45.589 ha, trong đó: Giai đoạn mạ 15.022 ha, đẻ nhánh 25.333 ha, làm đòng 4.015 ha, trổ 983 ha, chín 210 ha và thu hoạch 26 ha với năng suất bình quân (NSBQ) là 5,5 tấn.
- Cây trồng khác:
Cây trồng
Diện tích (ha)
Thu hoạch (ha)
NSBQ (tấn/ha)
- Đậu phộng
1.268
42
2,5
- Bắp
835
-
-
- Đậu các loại
1.196,5
30
1,2
- Rau các loại
4.678
128
11,5
- Khoai các loại
451
-
-
- Mì trồng mới
5.934
262
35,0
- Mía trồng mới
709
-
-
- Dưa hấu
35
9
21,0
- Mè
23
-
-
II. TÌNH HÌNH SINH VẬT GÂY HẠI TỪ 27/5 ĐẾN 02/6/2015:
1. Cây lúa vụ Hè Thu 2015: Trong tuần, tổng diện tích nhiễm sâu bệnh hại là 715 ha, tăng 101 ha so với tuần trước, chủ yếu gây hại nhẹ. Các đối tượng gây hại chủ yếu là:
+ Rầy nâu: Gây hại nhẹ 286 ha lúa giai đoạn đẻ nhánh, tăng 72 ha so với tuần trước, mật số gây hại phổ biến là 500 - 1.000 con/m2, rầy tuổi trưởng thành;
+ Bệnh đạo ôn lá: Nhiễm nhẹ 218 ha lúa giai đoạn đẻ nhánh – làm đòng, tăng 128 ha so với tuần trước, tỷ lệ gây hại phổ biến 5-10%;
+ Dịch hại khác: diện tích nhiễm ít, mật số thấp.
2. Cây trồng khác:
- Rau các loại: Trong tuần, tổng diện tích rau nhiễm dịch hại là 197 ha, giảm 20 ha so với tuần trước, gây hại ở mức nhiễm nhẹ. Một số dịch hại có diện tích nhiễm nhiều là:
+ Sâu xanh: 50 ha, gây hại chủ yếu trên cây cải ngọt, dưa leo, khổ qua, bầu bí;
+ Rầy mềm: 41 ha, gây hại chủ yếu trên cây cải bẹ xanh, đậu các loại, khổ qua, kèo nèo;
+ Thán thư: 39 ha, gây hại chủ yếu trên cây ớt, bầu bí.
Ngoài ra, một số dịch hại khác phát sinh với diện tích nhiễm ít.
- Cây mì:
+ Nhện đỏ:Gây hại 50 ha mì giai đoạn 4-6 tháng, tỷ lệ hại là 40-50% tại xã Tân Thành huyện Tân Châu.
+ Rệp sáp hồng: Trong tuần, không phát sinh diện tích nhiễm mới trên địa bàn tỉnh.
III. DỰ KIẾN TÌNH HÌNH SINH VẬT GÂY HẠI TỪ 03/6 ĐẾN 09/6/2015:
1. Cây lúa: Hiện nay, điều kiện thời tiết nắng nóng có mưa xen kẻ vào chiều tối - đêm là điều kiện thuận lợi cho bệnh đạo ôn và bệnh lem lép hạt phát sinh phát triển trên lúa giai đoạn cuối đẻ nhánh – trổ. Ngoài ra, cần lưu ý: Rầy nâu, bọ trĩ, sâu cuốn lá, bệnh khô vằn và bệnh cháy bìa lá… tiếp tục phát sinh gây hại. Bà con nông dân cần thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, nắm sát tình hình dịch hại trên đồng để có các biện pháp phòng trừ thích hợp, hiệu quả.
Lưu ý: Hạn chế tối đa việc phun thuốc trừ sâu phổ rộng đối với trà lúa dưới 40 ngày sau sạ nhằm bảo vệ thiên địch như: Bọ rùa, kiến 3 khoang,…, một số loài nhện và ong ký sinh có khả năng kiềm chế mật số các đối tượng sâu, rầy gây hại trên lúa.
2. Cây rau: Lưu ý các đối tượng như:
+ Rau ăn lá (các loại cải, hành lá): Bệnh thối nhũn, bệnh chết cây con, bệnh lỡ cổ rễ, sâu xanh, sâu khoang, rầy mềm, dòi hành,...
+ Dưa leo, khổ qua, ớt, bầu bí: bệnh sương mai, bệnh thán thư, bệnh đốm lá, bệnh vàng lá, sâu xanh, bọ phấn, bọ trĩ, rầy mềm,....
Bà con nông dân cần áp dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp và chỉ sử dụng thuốc hóa học khi cần thiết, thuốc trong danh mục được phép sử dụng trên rau. Đồng thời, chuẩn bị kỹ hệ thống tiêu thoát nước tốt cho ruộng rau trong thời điểm giao mùa (nắng nóng kết hợp có các cơn mưa lớn xen kẽ) nhằm hạn chế việc: ngập úng cục bộ, nhóm nấm hại trong đất và vi khuẩn phát sinh mạnh.
3. Cây mì: Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, lưu ý các sinh vật gây hại như: rệp sáp hồng, bệnh vi khuẩn, thối củ.
4. Cây mía: Lưu ý sâu đục thân 4 vạch đầu nâu trên trà mía giai đoạn vươn lóng tại các chân ruộng có cơ cấu đất nặng và thoát nước kém. Bà con nông dân cần khai mương, tiêu thoát nước tốt cho các ruộng mía trồng trên đất thấp.
CHI CỤC BVTV TÂY NINH

 

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây