Hồng Đức - Trạm KN huyện Gò Dầu
1/ Chuẩn bị chuồng úm: (cho 100 vịt con).
- Chọn nơi khô ráo, bằng phẳng, tránh nơi bụi rậm.
- Vệ sinh sạch địa điểm làm chuồng úm.
- Phun thuốc sát trùng toàn bộ khu vực úm và dụng cụ chăn nuôi.
- Sử dụng bồ tre quây tròn thành chuồng úm, đường kính 2m.
- Rải chất độn chuồng dưới nền, dày khoảng 3-5 cm (Rơm khô, trấu,..).
- Treo 2 – 3 bóng đèn tròn (100 W), chiều cao 30 – 40 cm tính từ mặt nền.
- Máng uống, máng ăn bán tự động loại nhỏ: mỗi loại 03 cái bố trí đều trong chuồng úm.
- Chuồng úm phải có mái che nắng, tránh mưa tạt gió lùa.
2/ Chọn vịt con:
- Chọn vịt mới nở vừa ráo lông, lông tơi xốp, mượt, nhanh nhẹn, chân láng, rốn khô, không dị tật.
- Không chọn vịt khô chân, rốn ướt, chéo mỏ hay các dị tật khác.
3/ Chăm sóc nuôi dưỡng:
- Không cho vịt con ăn trong 10 giờ đầu sau khi nở, chỉ cho uống tự do nước có pha vitamin C, B-Complex, điện giải (nước biển bột).
- Cho ăn thức ăn hỗn hợp dành cho vịt con, được bán rộng rãi tại các đại lý thức ăn gia súc.
- Thường xuyên theo dõi nhiệt độ chuồng úm để điều chỉnh kịp thời.
NHIỆT ĐỘ ÚM CỦA VỊT CON:
Ngày tuổi |
Nhiệt độ |
Ngày tuổi |
Nhiệt độ |
1 |
36-37 |
8 |
29 |
2 |
35-36 |
9 |
28 |
3 |
34-35 |
10 |
27 |
4 |
34 |
11 |
26 |
5 |
33 |
12 |
26 |
6 |
32 |
13 |
25 |
- Dùng nhiệt kế để đo nhiệt độ hoặc có thể quan sát phản ứng của vịt con:
+ Nếu vịt con gom lại nhiều quanh bóng đèn, là vịt đang lạnh, cần hạ thấp bóng đèn xuống.
+ Nếu vịt con tản ra xa bóng đèn, là vịt đang nóng, cần kéo cao bóng đèn lên.
+ Vịt con phân bố đều quanh chuồng úm là nhiệt độ phù hợp.
- Thường xuyên thay chất độn chuồng, không để nền chuồng bị ẩm ướt.
- Từ ngày thứ 4 có thể cho vịt tắm 5 – 10 phút, sau đó tăng dần lên, đến ngày thứ 10 thì cho tắm tự do.
- Tùy thuộc vào điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng, thời tiết, thời gian úm có thể từ 10 – 15 ngày.
- Từ ngày thứ 20 trở đi bắt đầu tập cho vịt ăn lúa.
- Sát trùng chuồng trại định kỳ 7 ngày/01 lần, nếu có dịch bệnh xung quanh thì 2-3 ngày sát trùng 01 lần.
Ý kiến bạn đọc