Kỹ thuật nuôi ong

Thứ hai - 14/10/2013 23:05 843 0
Trên thế giới, nuôi ong mật là một nghề phổ biến. Hàng loạt hiệp hội nuôi ong mật đã được thành lập. Nhiều quốc gia còn có riêng những tạp chí về ong mật ra hàng tháng.

Ở Việt Nam, nghề nuôi ong mật cũng đã có từ lâu. Ngày xưa, ông bà ta  đã biết đưa ong từ rừng về nuôi trong nhà. Dù thùng nuôi và kỹ thuật chăm sóc còn đơn sơ nhưng do ong dễ nuôi nên rất nhiều gia đình ở miền núi vẫn duy trì việc nuôi ong trong các đố cây treo ở đầu nhà. Họ nuôi như làm cảnh nhưng lại có thu nhập...

Việc đưa ong xuống đồng bằng được khởi xướng rầm rộ từ năm 1960. Nuôi ong không tốn đất. Chúng ta không phải trồng cây làm thức ăn cho ong. Còn chỗ đặt tổ thì quá dễ, ta có thể tận dụng mọi chỗ chứ không cần quy hoạch thành những vùng riêng.

Dụng cụ nuôi ong lại càng đơn giản, bà con có thể tự làm từ các nguyên liệu sẵn có ở địa phương. Nuôi ong cũng tốn ít sức lực. Người già và trẻ em đều có thể tham gia nuôi ong. Chỉ có điều, ta phải nắm vững kỹ thuật khi tiến hành nuôi thì kết quả mới cao được.

LOÀI ONG MẬT
Có hai loài ong: 
- Ong làm tổ ngoài trời (lộ thiên): ví dụ như ong khoái.
- Ong làm tổ trong hốc  đá, hốc cây hoặc, thùng ong như ong nội địa, ong Ý, .v.v.
Ở đây chúng ta chỉ đề cập tới tổ chức nuôi và khai thác loài ong nuôi trong thùng. Điển hình lá loài ong Ý.
          Thùng nuôi ong và các khung cầu di động (thùng có thể chứa được 10 cầu ong)
- Hiện  nay để nuôi ong Ý người ta thường dùng kiểu thùng Langtros
- Thùng có kích thước bên trong là 47cm x 43 cm x 25 cm
Có hai cửa sổ có thể đóng mở hai đầu để tiện cho việc di chuyển.
Có lỗ to và sàn bay để ong ra vào.
Có nắp đậy để chống nắng mưa.
Và chân (thường làm bằng sắt) để kê cao thùng ong chống địch hại như: kiến, cóc…
- Khung cầu có kích thước: xà trên là một cây 2 x 3 x 49 cm và một khung bên dưới có hai cây 1 x 3 x 23 cm, một cây 1 x 1 x 41 cm.
- Bánh tổ: người ta thường dùng hai tấm sáp có kích thước 20 x 40 cm đã được dập  thành đáy của lỗ tổ ong. Gắn tấm nền sáu vào khung cầu bằng 3 đường dây ràng bằng thép không rỉ. Ong sẽ từ   đây xây thành bánh tổ ong.

 KỸ THUẬT CHĂM SÓC
          1. Thế nào là một đàn ong cơ bản?
          Một đàn ong cơ bản là một đàn ong có đầy đủ thế hệ ong thợ và các thế hệ trứng và ấu trùng  ong. Số quân phải phủ kín xà cầu vào buổi sáng. Dựa trên tỷ lệ trứng và ấu trùng, nhộng ta có thể đánh giá được chất lượng đàn ong. Theo số ngày tuổi của trứng, ấu trùng và nhộng  của ong thợ thì tỷ lệ đó là: 1 phần trứng – 2 phần trùng - 4 phần nhộng. Đây là thế bền vững của một đàn ong. Nếu ta làm mất cân đối của một trong các tỉ lệ này thì đàng ong sẽ cố gắng sinh sản để trở lại thế cân bằng sinh học. 
          3. Làm thế nào để biết lúc nào tăng cầu được? 
Muốn thế, ta phải biết cách bố trí các cầu trong thùng ong và nhiệt độ cầu cho ấu trùng phát triển.
• Nhiệt độ và ẩm độ.
- Nhiệt độ: ong luôn luôn điều chỉnh để nhiệt độ trong tổ là 35 0C.
- Ẩm độ: ẩm độ trong đàn cũng cần điều chỉnh ở 95%.
• Cách bố trí cầu ong: Mỗi người có cách bố trí riêng của mình nhưng theo chúng tôi thì cách bố trí sau là hợp lý nhất.
- Số 1: Cầu  để chứa phấn hoa cầu nằm ở vị trí sát vách thùng phía cửa tổ.
- Số 2: Cầu ấu trùng lớn từ 3 --> 6 ngày tuổi. Vì nhu cầu của cầu này cần lượng thức ăn lớn nên nằm gần cầu chứa phấn rất tốt.
- Số 3: Cầu ấu trùng nhỏ từ 1 --> 3 ngày tuổi,  ở đây nhiệt độ tốt cho ấu trùng tuổi nhỏ.
- Số 4: Cầu trứng là trung tâm nơi có nhiệt độ và ẩm độ tốt nhất nên ong  chúa sẽ sinh sản vòng trứng lớn nhất.
- Số 5: Cầu nhộng từ 19 --> 21 ngày tuổi tức cầu nhộng đang nở, ong chúa sẽ sinh sản ngay trên cầu này.
- Số 6, 7, 8 lần lượt là các cầu trùng ở các giai đoạn 15 --> 18 ngày, 12 --> 15 ngày, 9 --> 12 ngày.
Nói tóm lại cầu trùng lớn thì gần cầu phấn, cầu trứng ở trung tâm, cầu nhộng non ở ngoài bìa.
Số 9: Nếu mùa khai thác thì sẽ là cầu mật, mùa nhân đàn là cầu gắn nền sáp.
- Khi đàn ong xung mãn ong thợ xây cầu nền sáp và khi ong chúa  ra đẻ ở cầu này tức điều kiện đã đủ để tăng cầu  ta đưa cầu này vào vị trí cầu trứng.
- Thường thì đàn ong có 9 cầu như trên thì chúa rất ít khi đẻ ở cầu thứ  9, muốn đàn ong tăng cầu nhanh thì ta chỉ nên để thế 5 ->6 cầu (nhưng vẫn đảm bảo tỷ lệ 1 phần trứng, 2 phần trùng, 4 phần nhộng).

BSTY Trần Thanh Sang
         

 

    

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây