QUẢN LÝ BỆNH VÀNG LÁ – THỐI RỄ TRÊN CÂY MÃNG CẦU

Thứ ba - 07/12/2021 23:00 1.182 0
Mãng cầu là loại cây trồng có diện tích canh tác chiếm tỷ trọng lớn trong các loại cây ăn trái trên địa bàn thành phố Tây Ninh. Năm 2021, tổng diện tích mãng cầu vào khoảng 2.000 ha, trong đó hơn 1.800 ha đang giai đoạn kinh doanh, năng suất bình quân vào khoảng 14,8 tấn/ha. Cây mãng cầu có thể thâm canh rải vụ và cho trái quanh năm, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con nông dân nhất là tại khu vực xung quanh chân núi Bà Đen. Trong quá trình canh tác, thường xuất hiện một số sinh vật gây hại như: rệp sáp, bọ trĩ, nhện đỏ, ruồi đục trái, bệnh nấm hồng, … nhất là bệnh vàng lá – thối rễ đang có điều kiện thuận lợi để phát sinh gây hại. Để quản lý tốt bệnh vàng lá – thối rễ, bà con nông dân cần lưu ý một số thông tin cơ bản về bệnh

QUẢN LÝ BỆNH VÀNG LÁ – THỐI RỄ TRÊN CÂY MÃNG CẦU

Mãng cầu là loại cây trồng có diện tích canh tác chiếm tỷ trọng lớn trong các loại cây ăn trái trên địa bàn thành phố Tây Ninh. Năm 2021, tổng diện tích mãng cầu vào khoảng 2.000 ha, trong đó hơn 1.800 ha đang giai đoạn kinh doanh, năng suất bình quân vào khoảng 14,8 tấn/ha. Cây mãng cầu có thể thâm canh rải vụ và cho trái quanh năm, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con nông dân nhất là tại  khu vực xung quanh chân núi Bà Đen. Trong quá trình canh tác, thường xuất hiện một số sinh vật gây hại như: rệp sáp, bọ trĩ, nhện đỏ, ruồi đục trái, bệnh nấm hồng, … nhất là bệnh vàng lá – thối rễ đang có điều kiện thuận lợi để phát sinh gây hại. Để quản lý tốt bệnh vàng lá – thối rễ, bà con nông dân cần lưu ý một số thông tin cơ bản sau:

Bệnh vàng lá – thối rễ là loại bệnh hại thường phát sinh trong điều kiện mùa mưa, vườn thường bị đọng nước và thường gây hại nặng trên cây mãng cầu 05 năm tuổi do mật số sinh vật gây hại được tích lũy nhiều.

Tác nhân gây hại: do sự kết hợp của nhiều tác nhân gây bệnh, trong đó có nhóm nấm gây bệnh trong đất như: Phytopthora, Rihzoctonia, Fusarium và tuyến trùng. Khi có sự xuất hiện đồng thời của các loại nấm trên và tuyến trùng thì vàng lá – thối rễ sẽ phát triển nhanh và gây hại nặng cho cây. Bên cạnh đó, quá trình canh tác, nếu bón phân hóa học không cân đối, lạm dụng thuốc kích thích trái, làm chín trái (hoạt chất Ethephon) hay khai thác tối đa trái trên cây sẽ làm bộ rễ quá tải, suy kiệt, từ đó làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh bệnh vàng lá – thối rễ.


Gốc mãng cầu bi thối do nấm bệnh  Phytopthora


Triệu chứng gây hại:

- Trên cành và thân cây: bề mặt cành bị bệnh thường xuất hiện những hạt nhỏ li ti màu nâu đen (là bào tử nấm gây bệnh) gây chết những cành nhỏ bên ngoài ngọn cành, sau đó lan dần vào và gây chết cành chính. Cây sinh trưởng kém dần, suy yếu, còi cọc,

- Trên lá: lá già chuyển sang màu vàng, héo úa và rụng trơ cành;

- Trên rễ: rễ tơ và rễ cái đều bị hoại tử, thối đen và kèm theo là các vết nứt theo chiều dọc của rễ, lan rộng dần ra toàn hệ thống rễ.



Hình ảnh: Cây mãng cầu bị bệnh rụng lá và ra lá non rất yếu

Nguồn: Trạm Trồng trọt và BVTV thành phố Tây Ninh.

 Biện pháp quản lý: để quản lý tốt bệnh vàng lá, thối rễ nông dân nên áp dụng đồng thời các biện pháp sau:

- Không để cây ngập úng sau mưa, tạo thuận lợi cho đất thoát nước tốt nhất.

- Nâng cao hàm lượng hữu cơ, hàm lượng mùn trong đất, đa dạng hóa hệ vi sinh trong đất bằng biện pháp bón phân hữu cơ hoai mục có chứa nấm đối kháng.

- Bổ sung phân bón qua lá (phun phân bón lá chuyên dùng), hạn chế hoặc giảm sử dụng phân NPK qua gốc; bón phân dựa theo nhu cầu dinh dưỡng của cây, tránh bón mất cân đối, không bón thừa, có thể bón chia nhỏ nhiều lần (bón định kỳ nuôi dưỡng quả), bón dựa vào điều kiện thời tiết; sử dụng các loại phân có độ an toàn cao, phân tan chậm (hấp thu từ từ), ít tác dụng phụ với rễ (các nhóm phân nano rất phù hợp với tiêu chí này).

- Đối với cành cây bị bệnh: cắt bỏ phần cành bệnh sao cho mặt cắt phải trắng, không còn sọc đen trong thân gỗ và quét hỗn hợp keo chống thấm (100cc) trộn với thuốc có chứa hoạt chất Mancozeb (20g) hoặc hoạt chất Chlorothalonil (15g) lên mặt cắt; phun toàn vườn với thuốc có chứa hoạt chất Mancozeb (40g/10 lít nước) hoặc hoạt chất Chlorothalonil (15g/10 lít nước) để tránh sự lây lan mầm bệnh.

- Đối với cây bị thối rễ: cần xử lý nấm bệnh và tuyến trùng, thực hiện phòng bệnh vào đầu mùa mưa, tưới xới nhẹ đất xung quanh tán cây. Quá trình thực hiện như sau:

+ Xử lý tuyến trùng 02 lần, cụ thể: lần 1 (sau khi vệ sinh vườn) và lần 2 (khoảng 03 thángsau xử lý lần 1), sử dụng thuốc có chứa một trong các hoạt chất như: Cytokinin, Fluopyram, Clinoptilolite, hỗn hợp Abamectin +Thiamethoxam, …. với liều lượng theo khuyến cáo của nhà sản xuất.  Hỗn hợp dung dịch thuốc đã pha từ 05 lít – 20 lít nước/cây (tùy thuộc vào tuổi cây, loại cây).

+ Xử lý nấm gây bệnh: được chia làm 02 lần, gồm: lần 1 (sau khi xử lý tuyến trùng lần 1 khoảng 10-15 ngày) và lần 2 (sau lần thứ nhất 20 ngày), sử dụng hoạt chất Chlorothalonil (15g/10 lít nước) hoặc những sản phẩm có chứa hỗn hợp hoạt chất Tebuconazole + Trifloxystrobin (3g/ lít nước).

Lưu ý: đối với cây bị bệnh nặng, đào và thiêu hủy rễ cây nhiễm bệnh, xử lý đất bằng thuốc trừ bệnh và vôi trước khi trồng mới.

                    TRẠM TRỒNG TRỌT VÀ BVTV THÀNH PHỐ TÂY NINH


  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây