Chiều 22/07, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Tây Ninh tổ chức cuộc họp đột xuất, công bố dịch bệnh khảm lá trên cây mì ở các huyện Tân Châu, Tân Biên và Châu Thành.
Tham dự hội nghị gồm có: Ông Võ Đức Trong, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Phó Trưởng ban thường trực, Ông Nguyễn Duy Ân, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Phó Trưởng ban,
Ông Võ Đức Trong phát biểu tại hội nghị
Các thành viên gồm:
Ông Nguyễn Thanh Truyền, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật;
Ông Lê Trung Dũng, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông;
Ông Nguyễn Hòa Bình, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Tân Châu;
Ông Lê Thiện Hồ, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Tân Biên;
Ông Nguyễn Thanh Lam, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Châu Thành;
Ông Dương Văn Ư, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Dương Minh Châu;
Ông Lê Hồng Vân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Hòa Thành;
Ông Trần Thanh Linh, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Trảng Bàng;
Ông Nguyễn Văn Nhu, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Gò Dầu;
Ông Trần Thanh Mềm, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Bến Cầu;
Ông Nguyễn Hữu Mỹ, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Tây Ninh.
Cùng với trưởng phòng Nông nghiệp các huyện và TP Tây Ninh.
Tại hội nghị, Ông Nguyễn Duy Ân, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Phó Trưởng ban công bố quyết định thành lập Ban chỉ đạo phòng chống dịch khảm lá trên cây mì cấp tỉnh, do ông Trần Văn Chiến – Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng ban.
Ông Nguyễn Duy Ân triển khai quyết định Ban Chỉ Đạo
Tính đến ngày 18.7, toàn tỉnh có trên 1.581 ha mì bị nhiễm bệnh, tập trung ở 3 huyện Tân Châu, Tân Biên và Châu Thành. Trong đó, Tân Châu là huyện đầu tiên phát hiện bệnh trên cây mì vào tháng 5 vừa qua, với diện tích nhiễm bệnh 1.500 ha.
Bệnh khảm lá trên cây mì là bệnh mới xuất hiện gần đây trên địa bàn tỉnh, lây truyền phổ biến qua bọ phấn trắng và hom giống lấy từ cây bị bệnh. Biểu hiện của bệnh khảm là trên lá cây mì xuất hiện những vết vàng loang lổ xen lẫn phần xanh. Khi cây trồng bệnh nặng, vết vàng lan rộng ra trên phiến lá mì, làm lá biến dạng nhăn nheo, cuốn lại và nhỏ dần.
Để ngăn ngừa dịch bệnh lan nhanh, UBND tỉnh chỉ đạo, với những diện tích bị nhiễm bệnh sẽ tiến hành tiêu hủy bằng cách nhổ cây nhiễm bệnh, thu gom và đốt ngay sau khi nhổ. Với những ruộng nhiễm trên 70%, sẽ tiêu hủy theo phương pháp cày vùi cây mì vào đất, sau 15 ngày tiêu hủy sẽ kiểm tra và phun thuốc cỏ diệt các mầm khoai mì mọc trở lại trên ruộng. Bên cạnh đó, sẽ tiến hành phun thuốc tại các diện tích liền kề ruộng bị nhiễm bệnh để ngăn ngừa bọ phấn trắng mang mầm bệnh phát tán./.
Văn Phòng Sở
Ý kiến bạn đọc