CHUYÊN MỤC
“Các vấn đề cần quan tâm về giống, kỹ thuật canh tác, bảo vệ thực vật đối với cây Xoài cát chu”
Thời gian thực hiện: tháng 4/2020
Địa điểm: xã Thạnh Bình, huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh
Nội dung
1. Các vấn đề cần quan tâm về giống trên cây Xoài cát chu
Đặc điểm giống
Xoài cát chu: Dạng trái hơi tròn, trọng lượng trung bình 250 – 350g. Quả chín cho vị ngọt thanh và mùi thơm dễ chịu. Ngoài ra, quả chín ít xơ, thịt quả có độ dai nhẹ và có màu vàng hơi đỏ. Đây là giống xoài ra hoa tập trung và dễ đậu trái, năng suất rất cao (400kg/cây/năm, cây khoảng 10 năm tuổi) và khá ổn định. Độ ngọt 18 - 20%, tỷ lệ phần ăn được cao 78 - 80%.
Tiêu chuẩn cây giống
Chọn mua cây giống tại những cơ sở có uy tín, chọn cây khỏe mạnh, không nhiễm sâu, bệnh, chọn nhân giống theo phương pháp vô tính (gốc ghép) để rút ngắn thời gian kiến thiết cơ bản, cây ra trái ổn định (sau 3 năm cho trái).
Nên chọn những cây giống có gốc ghép được trồng từ hạt của những cây xoài đã được trồng nhiều năm, thích nghi với điều kiện ngoại cảnh của địa phương nhằm giúp cây phát triển tốt về sau.
Tiêu chuẩn cụ thể:
- Gốc ghép phải có thân và cổ rễ thẳng, vỏ không bị tổn thương đến phần gỗ, có quét keo hoặc các chất tương tự, không bị dập,…
- Đường kính gốc ghép (đo phía dưới vết ghép khoảng 2cm) từ 1.2-1,7cm trở lên.
- Vị trí ghép: Cách mặt giá thể của bầu ươm từ 22-23 cm.
- Vết ghép: phải liền và tiếp hợp tốt.
- Bộ rễ phát triển tốt, có nhiều rễ tơ, rễ cọc không cong vẹo.
- Thân thẳng, vững chắc.
- Các lá ngọn trưởng thành, xanh tốt, lá có hình dạng và kích thước đặc trưng của giống.
- Số tầng lá (cơi lá); có 2 tầng lá trở lên.
- Chiều cao cây giống (tính từ mặt giá thể bầu ươm đến đỉnh chồi): từ 60-80 cm.
- Đường kính gốc ghép (đo phía trên vết ghép khoảng 2cm) từ 1 cm trở lên.
- Mức độ khác biệt về hình thái cây giống không vượt quá 5% số lượng cây giống.
- Cây giống đang sinh trưởng khỏe, không mang các dịch hại chính như: bệnh thán thư, phấn trắng, nhện, rệp sáp,…
- Tuổi xuất vườn: sau khi ghép 4-5 tháng.
2. Các vấn đề cần quan tâm về kỹ thuật canh tác
- Xoài là cây đại thụ, sống rất lâu từ 30-50 năm, do đó có thể trồng thưa (cách khoảng 8m x 8m, hoặc 10m x 10m), có thể trồng dày hơn (5m x 6m) rồi sau đó tỉa thưa dần.
- Thời kỳ cây mới trồng từ 1-3 năm tuổi, cây sinh trưởng mạnh hầu như quanh năm để hoàn thiện bộ khung tán do đó cần cung cấp đủ phân, đủ nước, diệt trừ cỏ dại thường xuyên để tạo điều kiện thuận lợi cho cây sinh trưởng.
- Trong thời kỳ kiến thiết cơ bản việc tưới nước có thể tiến hành quanh năm nhằm cung cấp đủ nước cho các đợt lộc non hình thành và phát triển. Đặc biệt trong thời gian đầu sau khi trồng mới, việc tưới nước cần phải duy trì từ 3-4 ngày/lần. Càng về sau số lần tưới càng ít đi nhưng phải duy trì được độ ẩm thường xuyên cho diện tích đất xung quanh gốc.
- Để hạn chế bớt cỏ dại và ngăn cản quá trình bốc hơi nước ta nên dùng rơm rác mục, cỏ khô tủ lại xung quanh gốc, tủ phần tán cây có bán kính 0,8-1m, và để trống phần diện tích cách gốc 20cm để hạn chế côn trùng, sâu bọ làm tổ, phá hoại gốc cây.
- Bón phân: Công thức phân bón cho cây xoài có thể thay đổi, tăng giảm tuỳ theo điều kiện: tuổi cây, đất, sản lượng thu hoạch vụ trước... Có thể tham khảo lượng phân bón sau:
Tuổi cây | Ure (g/cây) | Super lân (g/cây) | Sunfat Kali (g/cây) | Phân hữu cơ (kg) |
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 hơn 10 | 150 300 450 600 750 900 1050 1200 1350 1500 2.000 - 4.000 | 300 600 900 1200 1500 1800 2100 2400 2700 3000 3.000 - 6.000 | 100 200 300 400 500 600 700 800 900 1000 1.300 - 2.600 | 30-60 kg/cây/năm |
- Thời kỳ bón:
+ Thời kỳ kiến thiết cơ bản: Lượng phân của năm 1 nên được chia đều thành 5-6 lần, bón và cung cấp cho cây dưới dạng dung dịch tưới quanh gốc cây. Lượng phân của năm thứ 2 cũng nên được chia đều 5-6 lần bón.
+ Thời kỳ kinh doanh: Từ khi cây bắt đầu cho trái việc cung cấp phân bón nên tương ứng với các giai đoạn phát triển của cây.
Lần 1: Bón ngay sau tỉa cành sau thu hoạch: 60% lượng đạm cả năm + 60% lượng lân + 40% lượng kali.
Lần 2: Khi chuẩn bị cho xoài ra hoa, bón 40% lượng lân còn lại + 30 % lượng kali.
Lần 3: 3 tuần sau khi đậu trái (trái có đường kính khoảng 1cm) bón 20 % lượng đạm +15 % lượng kali + 25% phân hữu cơ.
Lần 4: khoảng 8-10 tuần sau khi đậu trái, bón hết lượng phân còn lại.
Lưu ý:
+ Những năm được mùa, xoài cho nhiều quả, cần phun bổ sung canxi nitrat và sunfat kali.
+ Nếu thấy cây ra nhiều lá và lá bóng láng cần giảm bớt lượng phân đạm.
+ Trước khi ra hoa nên phun các loại phân bón lá hoặc phân vi lượng để đảm bảo cho xoài có đủ các nguyên tố dinh dưỡng cần thiết và kích thích cho cây ra nhiều hoa, đậu nhiều trái.
+ Xoài bị thiếu kali cho trái nhỏ, chát. Vì vậy cần bón đủ kali để trái to, ngọt.
3. Các vấn đề cần quan tâm về phòng trừ sâu bệnh hại
Biện pháp phòng trừ một số loại sâu bệnh hại gây hại phổ biến
- Lưu ý: Dùng thuốc theo nguyên tắc 4 đúng và phun theo liều khuyến cáo trên nhãn của nhà sản xuất. Không sử dụng liên tục một loại hoạt chất hơn 03 lần phun, nên luân phiên các loại hoạt chất khác nhau để hạn chế bộc phát tính kháng và liều lượng theo khuyến cáo của nhà sản xuất.
Trung tâm Khuyến nông./.
Ý kiến bạn đọc