Kết quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên địa bàn tỉnh Tây Ninh

Thứ bảy - 05/12/2020 19:00 840 0
Tây Ninh vốn nổi tiếng và nơi trồng cây công nghiệp như cao su với diện tích trên 100 ngàn ha, mía trên 10 ngàn ha, mì trên 50 ngàn ha…, những năm gần đây do giá cao su liên tục giảm nên hiệu quả trồng 01 ha cao su đang ở mức rất thấp khoảng 50 triệu đồng/ha/năm nên người sản suất đã mạnh dạng chuyển đổi sang cây ăn quả, rau để mang lại giá trị kinh tế cao hơn. Hiện nay, diện tích cây ăn quả trên địa bàn tỉnh khoảng 23 ngàn ha, tăng 5,7 ngàn ha so với năm 2016. Diện tích các cây ăn quả năm 2020 đều tăng so với năm 2016.

1. Tình hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng

Tây Ninh vốn nổi tiếng và nơi trồng cây công nghiệp như cao su với diện tích trên 100 ngàn ha, mía trên 10 ngàn ha, mì trên 50 ngàn ha…, những năm gần đây do giá cao su liên tục giảm nên hiệu quả trồng 01 ha cao su đang ở mức rất thấp khoảng 50 triệu đồng/ha/năm nên người sản suất đã mạnh dạng chuyển đổi sang cây ăn quả, rau để mang lại giá trị kinh tế cao hơn.

Trong 5 năm (2016 – 2020), ngành Nông nghiệp đã tập trung định hướng phát triển các cây trồng chủ lực của tỉnh theo hướng đẩy mạnh thâm canh, cánh đồng lớn, cơ giới hóa đồng bộ, chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng tích cực; năng suất, chất lượng cây trồng được nâng lên, hạ giá thành sản phẩm, đảm bảo nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, liên kết sản xuất với tiêu thụ, xây dựng một số mô hình, đẩy mạnh chuyển giao ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trên cây trồng chủ lực theo hướng hình thành các vùng sản xuất chuyên canh gắn với thị trường, công nghiệp chế biến và xuất khẩu.

Hiện nay, diện tích cây ăn quả trên địa bàn tỉnh khoảng 23 ngàn ha, tăng 5,7 ngàn ha so với năm 2016. Diện tích các cây ăn quả năm 2020 đều tăng so với năm 2016.

2. Kết quả đạt được

Việc thực hiện chuyển đổi một phần diện tích canh tác cây trồng truyền thống (mía, mì, cao su) hiệu quả kinh tế thấp sang trồng rau và cây ăn quả mang lại giá trị cao là hướng đi theo định hướng cơ cấu lại ngành nông nghiệp của tỉnh. Bước đầu tỉnh đã hình thành một số mô hình trồng cây ăn quả như:

- Chuyển sang trồng rau màu.

- Riêng sản xuất dưa lưới theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP.

- Mô hình sản xuất mãng cầu VietGAP (sử dụng bao trái);

- Mô hình sản xuất bưởi da xanh;

- Mô hình sản xuất chuối già xuất khẩu.

3. Định hướng trong thời gian tới

Tích cực thực hiện Quyết định 382/QĐ-UBND ngày 20/02/2017 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề án cơ cấu lại nông nghiệp tỉnh Tây Ninh theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030:      

- Tiếp tục thực hiện cơ cấu lại trồng trọt trong đó nâng cao giá trị sản xuất cây trồng truyền thống (lúa, mía, cao su), đồng thời tiếp tục chuyển đổi vùng sản xuất lúa, mía, cao su hiệu quả thấp sang trồng rau quả, cây ăn trái để từng bước hình thành vùng nguyên liệu hướng tới phục vụ cho chế biến và xuất khẩu.

- Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng năm 2020. Tiếp tục hướng dẫn, tuyên truyền nông dân thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo định hướng của tỉnh.

Hiện trạng đất trồng lúa đến năm 2020 của địa phương có tổng diện tích là 72.939,63 ha.Theo kế hoạch đến năm 2025 hiện trạng đất trồng lúa ở tỉnh còn lại 67.790 ha và định hướng đến năm 2030 diện tích là 63.321 ha. Hiện trạng đất trồng lúa thay đổi chủ yếu do được chuyển sang trồng cây lâu năm, vì thời gian trồng cây lâu năm dài. Thời gian trồng cây hàng năm hoặc kết hợp nuôi trồng thủy sản trên đất trồng lúa được người dân luân phiên thay đổi với các vụ lúa trong năm.

- Giai đoạn năm 2021-2025, tổng diện tích đất trồng lúa chuyển đổi là 11.498,19 ha.

- Định hướng đến năm 2030, tổng diện tích đất trồng lúa chuyển đổi là 9.958 ha.

https://youtu.be/eU_4o87Yqgk                       

Chi cục Trồng trọt và BVTV

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây