Chuyên mục Nâng cao hiệu quả mời gọi đầu tư, quản lý khai thác công trình cấp nước sạch nông thôn - Thời gian: Ngày 18/3/2020 tại Trạm cấp nước ấp Phước Tân 2, xã Phan, huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh

Thứ hai - 30/03/2020 18:00 414 0

1. "Nêu tóm tắt tình hình mời gọi đầu tư, quản lý khai thác công trình cấp nước sạch nông thôn ở Tây Ninh thời gian qua."Đánh giá hiệu quả? 

        a) Tóm tắt tình hình mời gọi đầu tư, quản lý khai thác công trình cấp nước sạch nông thôn ở Tây Ninh thời gian qua

- Về công trình cấp nước sạch nông thôn: Tính đến nay, trên địa bàn tỉnh có 76 công trình cấp nước tập trung phân bổ rộng khắp các các địa bàn 09 huyện, thị xã, thành phố; Đa số công trình cấp nước tập trung nông thôn có công nghệ xử lý nước đơn giản, quy mô, công suất nhỏ, công suất thiết kế từ 50 đến 500 m3/ngày.đêm, cấp nước cho khu vực dân cư tập trung từ 50-500 hộ dân, tổng công suất hoạt động đạt 79,74% công suất thiết kế (8.602/10.787 m3/ngày.đêm), tổng số hộ sử dụng nước: đạt 92,86% số hộ thiết kế (18.442/19.859 hộ), với tổng chiều dài tuyến ống cấp nước khoảng 540km.

- Công tác quản lý công trình cấp nước nông thôn, gồm 02 mô hình: đơn vị sự nghiệp công lập (Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn quản lý 70/76 công trình), cộng đồng quản lý (Ủy ban nhân dân xã quản lý 06/76 công trình), trong đó: 48 công trình hoạt động hiệu quả, 22 công trình hoạt động bình thường, 01 công trình tạm dừng hoạt động; về chất lượng nước, thực hiện lấy mẫu nước giám sát định kỳ, kết quả 65/65 công trình cấp nước tập trung đạt QCVN 02: 2009/BYT ban hành kèm theo Thông tư số 05/2009/TT-BYT ngày 17/6/2009 của Bộ Y tế (các công trình còn lại đang trong giai đoạn nâng cấp, sửa chữa, đấu nối, hòa mạng lưới cấp nước nên không đánh giá hiệu quả hoạt động, lấy mẫu nước để xét nghiệm, đánh giá chất lượng nước).

        - Ngoài ra, để thu hút, tạo điều kiện cho tư nhân tham gia đầu tư xây dựng công trình cấp nước sạch nông thôn, UBND tỉnh Tây Ninh ban hành Danh mục công trình cấp nước sạch nông thôn khuyến khích đầu tư và quản lý, khai thác trên địa bàn tỉnh Tây Ninh ban hành kèm theo Quyết định số 1351/QĐ-UBND ngày 31/5/2016, gồm có 33 công trình (06 công trình xây mới, 27 công trình nâng cấp sửa chữa); đồng thời quy định mức hỗ trợ đầu tư công trình cấp nước sạch nông thôn trên địa bàn tỉnh Tây Ninh tại Quyết định số 05/2017/QĐ-UBND ngày 23/02/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh (Ngân sách nhà nước hỗ trợ 90% giá trị quyết toán công trình được cấp có thẩm quyền phê duyệt đối với các xã biên giới theo quy định của Thủ tướng Chính phủ, không phải hoàn trả ngân sách nhà nước; Ngân sách nhà nước hỗ trợ 75% giá trị quyết toán công trình được cấp có thẩm quyền phê duyệt đối với vùng nông thôn khác,phải hoàn trả ngân sách nhà nước bằng khấu hao cơ bản tài sản cố định theo quy định); Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã triển khai, mời gọi doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cấp nước sạch tiếp cận, nghiên cứu thực hiện đầu tư dự án cấp nước sạch nông thôn; kết quả, đã có 05 doanh nghiệp đăng ký tiếp cận, nghiên cứu, khảo sát, trong đó: 01/05 doanh nghiệp đang triển khai thực hiện dự án tại; 04/05 doanh nghiệp còn lại, chưa có ý định đề xuất dự án để tỉnh xem xét, quyết định chủ trương đầu tư làm cơ sở tổ chức triển khai thực hiện.

- Triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ công trình cấp nước hộ gia đình theo Quyết định số 05/2018/QĐ-UBND ngày 21/3/2018, theo đó: Ủy ban nhân dân tỉnh hỗ trợ có mục tiêu cho Ủy ban nhân dân 06 huyện, thị xã giai đoạn 2018-2020: 41,18 tỷ đồng/7.514 hệ thống xử lý nước, trong đó: Đã thực hiện năm 2018, năm 2019 là 20,51 tỷ đồng/3.526 hệ thống (năm 2018: 8,32 tỷ đồng/1.415 hệ thống; năm 2019: 12,19 tỷ đồng/2.111 hệ thống); dự kiến năm 2020: 20,67 tỷ đồng/3.988 hệ thống.

b) Đánh giá hiệu quả công tác cấp nước trong thời gian quan

- Công trình cấp nước nông thôn phát huy hiệu quả đầu tư, cụ thể: cấp nước cho 18.442 hộ, đạt 92,86% so với số hộ thiết kế (hộ thiết kế: 19.859 hộ), công suất hoạt động đạt 79,74% công suất thiết kế (8.602/10.787 m3/ngày.đêm), công tác thu tiền nước đảm bảo duy tu sửa chữa nhỏ để duy trì hoạt động cấp nước.

- Giúp hộ dân nông thôn được tiếp cận với nước sạch đạt quy chuẩn của Bộ Y tế, giảm chi phí về y tế do sử dụng nước ô nhiễm gây ra; nâng tỷ lệ người dân nông thôn tiếp cận, sử dụng nước sạch góp phần đạt chỉ tiêu 17.1 - Tỷ lệ hộ nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh, nước sạch thuộc Tiêu chí 17 về Môi trường và an toàn thực phẩm của Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới.

2. "Nêu thuận lợi, khó khăn trong công tác mời gọi đầu tư, quản lý khai thác công trình cấp nước sạch trên địa bàn tỉnh"

a) Thuận lợi

Một là, Ban hành danh mục, chính sách mời gọi đầu tư làm cơ sở để doanh nghiệp đầu tư xây dựng công trình cấp nước sạch nông thôn tiếp cận, nghiên cứu thực hiện dự án; sự phối hợp, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của các sở, ngành trong việc hướng dẫn doanh nghiệp khảo sát thực tế, tham vấn cộng đồng về nhu cầu sử dụng nước sạch của người dân.

Hai là, Việc quản lý, khai thác vận hành công trình cấp nước tập trung với mô hình đơn vị sự nghiệp do Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn quản lý, vận hành là phù hợp, mang tính bền vững, việc xác lập hồ sơ công trình, kê khai tài sản công trình,… được triển khai thực hiện, số hộ cấp nước và doanh thu hàng năm tăng, cơ bản đảm bảo cân đối thu chi, sửa chữa nhỏ để duy trì hoạt động cấp nước theo quy định.

Ba là, Việc cung cấp sản phẩm nước sạch hiện nay được xem là một loại dịch vụ, người dân nông thôn được xem là khách hành để cơ quan nhà nước phục vụ; chất lượng nước cung cấp phải đảm bảo theo tiêu chuẩn quy định của Bộ Y tế; bên cạnh đó, Nhân dân sử nước nước sạch từ công trình cấp nước tập trung nông thôn được Ngân sách nhà nước hỗ trợ giá nước sinh hoạt (mức giá thu tiền nước đối với hộ dân nông thôn 5.500 đồng/1m3, mức giá nói trên do người dân nông thôn chi trả, Ủy ban nhân tỉnh cấp bù giá nước nông thôn và bước đầu bảo đảm tối thiểu các chi phí để duy trì vận hành và trích nộp các nghĩa vụ thuế theo quy định).

Bốn là, Người dân đồng tình ủng hộ về chính sách mời gọi đầu tư xây dựng các công trình nước sạch, giúp người dân có điều kiện tiếp cận, sử dụng nước sạch theo QCVN 02:2009/BYT, đồng thời phấn đấu đạt chỉ tiêu 17.1 - Tỷ lệ hộ nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh, nước sạch thuộc Tiêu chí 17 về Môi trường và an toàn thực phẩm của Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới; nâng tỷ lệ người dân nông thôn tiếp cận, sử dụng nước sạch đạt Nghị quyết Đại hội X Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2015-2020.

b) Khó khăn

Một là, Công tác triển khai chính sách mời gọi doanh nghiệp đầu tư xây dựng các công trình nước sạch được triển khai từ năm 2017 nay, tuy nhiên, số lượng doanh nghiệp tiếp cận, tìm kiếm cơ hội đầu tư rất ít (05 doanh, tuy nhiên có 01/05 doanh nghiệp là Cổ phần Tư vấn - Thiết kế - Xây dựng - Công nghệ môi trường Hùng Phương tham gia thực hiện dự án); do công trình cấp nước sạch nông thôn mời gọi đầu tư thường có quy nhỏ, nằm khu vực các xã biên giới; kinh phí đầu tư lớn trong khi dân cư nông thôn sinh sống phân tán và người dân nông thôn có thói quen sử dụng nước giếng khoan nhỏ, lẻ (do không phải tốn chi phí gắn đồng hồ đo nước, trả tiền sử dụng nước sạch hàng tháng); khả năng thu hồi nguồn vốn đầu tư chậm, lợi nhuận thấp, do đó chưa khuyến khích nhà đầu tư.

Hai là, công trình cấp nước sạch nông thôn quy mô đầu tư nhỏ, xây dựng chủ yếu từ năm 2000-2005, hạng mục công trình xuống cấp (tuyến ống cấp nước, bể chứa, bể lọc, đài nước) làm tăng tỉ lệ thất thoát nước và ảnh hưởng đến chất lượng nước sạch sau xử lý.

Ba là, Mô hình Ủy ban nhân dân xã quản lý, chưa thực sự phù hợp, do năng lực và kinh nghiệm trong quản lý vận hành công trình hạn chế, chưa đảm bảo nguồn lực cho sửa chữa, duy tu, bảo dưỡng công trình, chưa được thực hiện tính đúng, tính đủ, quy mô đầu tư nhỏ, số hộ sử dụng ít...

c) Giải pháp trong thời gian tới

Để từng bước khắc phục hiện trạng cấp nước sạch nông thôn hiện nay do: Công suất thấp, nhỏ lẻ, phân tán, chưa bao phủ địa bàn các huyện, theo đó định hướng đầu tư các công trình cấp nước có quy mô tập trung, liên xã, liên huyện, công suất lớn, theo đó, định hướng đầu tư, phát triển công trình cấp nước theo kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2021-2025, theo đó, đầu tư 14 công trình cấp nước, với kinh phí khoảng 60 tỷ đồng; đồng thời ngành đang xúc tiến dự án nước sạch và vệ sinh nông thôn bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu tỉnh Tây Ninh, nguồn vốn vay Ngân hàng thế giới (WB) để đầu tư 02 dự án, với kinh phí khoảng 440 tỷ đồng, cấp nước cho 27.000 hộ dân nông thôn, cụ thể:

- Dự án 1: Xây mới công trình cấp nước sinh hoạt liên xã, huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh (06 xã: Mỏ Công, Trà Vong, Tân Phong, Tân Bình, Tân Lập, Thạnh Tây); công suất: từ 8.000-10.500 m3.ngày/đêm, cấp nước: khoảng 13.500 hộ; Tổng mức đầu tư: 220 tỷ đồng

- Dự án 2: Xây mới công trình cấp nước sinh hoạt liên xã huyện Châu Thành và Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh (10 xã: Ninh Điền, Thành Long, Hòa Thạnh, Hòa Hội, Long Vĩnh huyện Châu Thành và xã: Long Phước, Long Giang, Long Chữ, Long Khánh, Long Thuận, huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh); công suất: từ 8.000-10.500 m3.ngày/đêm, cấp nước: khoảng 13.500 hộ; Tổng mức đầu tư: 220 tỷ đồng./.

                                                                          Chi cc Thủy lợi

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây