CÂY GẤC

Thứ ba - 10/06/2014 16:25 1.715 0

 Đặc điểm

Gấc là một loài cây leo

Gấc là loài cây thân thảo dây leo thuộc chi Mướp đắng. Đây là một loại câyđơn tính khác gốc, tức là có cây cái và cây đực riêng biệt. Cây gấc leo khỏe, chiều dài có thể mọc đến 15 mét. Thân dây có tiết diện góc.  gấc nhẵn, thùy hình chân vịt phân ra từ 3 đến 5 dẻ, dài 8-18 cm. Hoa có hai loại: hoa cái và hoa đực. Cả hai có cánh hoa sắc vàng nhạt. Quả hình tròn, màu lá cây, khi chín chuyển sang màu đỏ cam, đường kính 15–20 cm. Vỏ gấc có gai rậm. Bổ ra mỗi quả thường có sáu múi. Thịt gấc màu đỏ cam. Hạt gấc màu nâu thẫm, hình dẹp, có khía. Gấc trổ hoa mùa hè sang mùa thu, đến mùa đông mới chín. Mỗi năm gấc chỉ thu hoạch được một mùa. Do vụ thu hoạch tương đối ngắn (vào khoảng tháng 12 hay tháng 1), nên gấc ít phổ biến hơn các loại quả khác.

Gấc giàu các chất carotenoit và lycopen.

Sử dụng

Tại Việt Nam, thịt gấc được sử dụng chủ yếu để nhuộm màu các loại xôi, gọi làxôi gấc. Vì sắc đỏ nên xôi gấc được chuộng trong những việc khao vọng, đình đám trong các dịp lễ tết hay cưới hỏi. Người ta dùng áo hạt (màng hạt) và hạt của nó đánh với một ít rượu để trộn lẫn với gạo nếp sau đó đem thổi thành xôi, giúp cho món xôi có màu đỏ và thay đổi hương vị.

Lá gấc non thái chỉ còn được dùng như một loại gia vị không thể thiếu trong món củ niễng xào rươi, một món ăn đặc biệt ở miền Bắc.

Gần đây, quả gấc đã bắt đầu được tiếp thị ra ngoài khu vực châu Á trong dạngnước ép trái cây bổ dưỡng, dầu gấc do nó có chứa hàm lượng tương đối cao các dinh dưỡng thực vật.

Ngoài việc sử dụng trong ẩm thực, gấc còn được sử dụng trong y học tại Việt Nam. Màng hạt được dùng để hỗ trợ điều trị bệnh khô mắt, giúp tăng cường thị lực do nó là nguồn khá tốt để bổ sung vitamin A dưới dạng carotenoit. Tương tự, trong y học cổ truyền Trung Hoa người ta cũng dùng hạt gấc (Hán-Việt: mộc miết tử, 木鳖子=hạt gấc; mộc miết quả, 木鳖果= trái gấc) cả trong cơ thể lẫn ngoài da. Phân tích hóa học của quả gấc cho thấy nó có hàm lượng cao của một số chất dinh dưỡng thực vật, điều này đã gây chú ý cho một số học giả Nhật Bảnvà phương Tây.

Gấc đặc biệt giàu lycopen. Theo tỷ lệ khối lượng, nó chứa nhiều lycopen gấp 70 lần cà chua[1]. Người ta cũng phát hiện thấy nó chứa beta-caroten nhiều gấp 10 lần cà rốt hoặc khoai lang[1]. Ngoài ra, các carotenoit có mặt trong gấc liên kết với các axít béo mạch dài, tạo ra kết quả là nó có tính hoạt hóa sinh học cao hơn[2]. Một nghiên cứu gần đây cho thấy gấc chứa các loại protein có thể ngăn cản sự phát triển của các tế bào ung thư[3].

Hạt gấc

Xôi gấc dùng trong lễ cưới

Hạt gấc còn có tên gọi khác là: mộc tất tử, thổ mộc miết, mộc biệt tử. Đông y gọi hạt gấc là "mộc miết tử" vì nó dẹt, hình gần như tròn, vỏ cứng, mép có răng cưa, hai mặt có những đường vân lõm xuống, trông tựa như con ba ba nhỏ. Theo các sách cổ, nhân hạt gấc vị đắng, hơi ngọt, tính ôn, hơi độc, vào hai kinh can và đại tràng, có tác dụng chữa mụn nhọt, tiêu thũng.

Thành phần hóa học

Nghiên cứu hiện đại cho biết trong nhân hạt gấc có 55,3% chất lipít (béo), 16,6% chất protit (đạm), 1,8% tanin, 2,8% xenluloza, 6% nước, 2,9% chất vô cơ, 2,9% đường, 11,7% chất khoáng… Ngoài ra còn có một lượng nhỏ các men photphotoba, invedaxa…

Công dụng

Trong nhân dân, nhiều gia đình có thói quen để dành hạt gấc sống hoặc đã qua đồ xôi. Khi cần đến thì chặt đôi đem mài với ít rượu hoặc giấm thanh để bôi chỗ sưng tấy do mụn nhọt, sưng quai bị; bôi nhiều lần trong ngày, cứ khô lại bôi; rất mau khỏi. Có người giã nhân hạt gấc với một ít rượu, đắp lên chỗ vú sưng, đắp liên tục, ngày thay thuốc 1 lần, rất chóng khỏi.

Để chữa trĩ, có thể dùng hạt gấc giã nát, thêm một ít giấm thanh, gói bằng vải, đắp vào hậu môn để suốt đêm. Mỗi đêm đắp thuốc một lần.

Hạt gấc được dùng trong những trường hợp ngã, bị thương, sang độc, phụ nữ sưng vú, hậu môn sưng thũng. Hạt gấc có thể dùng uống ngày 1 nhân nướng chín) nhưng chủ yếu là dùng bôi ngoài, không kể liều lượng.

Một số ứng dụng khác[sửa | sửa mã nguồn]

·                    Chữa chai chân (thường do dị vật găm vào da, gây sừng hóa các tế bào biểu bì ở một vùng của gan bàn chân, ảnh hưởng tới việc đi lại): Lấy nhân hạt gấc, giữ cả màng hạt, giã nát, thêm một ít rượu trắng 35-40 độ, bọc trong một cái túi nylon. Dán kín miệng túi, khoét một lỗ nhỏ rộng gần bằng chỗ chai chân, buộc vào nơi tổn thương, 2 ngày thay thuốc một lần. Băng liên tục cho đến khi chỗ chai chân rụng ra (khoảng 5-7 ngày sẽ có kết quả).

·                    Chữa sang chấn đụng giập trong những trường hợp bị ngã, bị thương, tụ máu: Dùng hạt gấc đốt vỏ ngoài cháy thành than (nhân bên trong chỉ vàng, chưa cháy), cho vào cối giã nhỏ, cứ khoảng 30-40 hạt thì cho 400-500 ml rượu vào ngâm để dự trữ dùng dần. Dùng rượu ngâm hạt gấc bôi vào chỗ sang chấn, có tác dụng tốt gần như mật gấu.

Ở Việt Nam, xôi gấc được cho là xôi quý nên mới có câu: "Ăn mày mà đòi xôi gấc", chỉ những người đòi hỏi những thứ không xứng đáng với bản thân mình.

 

KỸ THUẬT TRỒNG GẤC

Gấc là một loại cây bán hoang dại, cây leo và chu kỳ gieo trồng đến thu hoạch là 9 tháng đến 1 năm. Khi giá trị của cây gấc chưa được chú ý, nó chỉ được xem như một thứ gia vị, dân gian sử dụng chủ yếu vào dịp lễ tết, giỗ chạp với các món truyền thống là xôi gấc, một số dùng chế biến bánh keo như bánh cáy. Giá trị gấc vì thế rất thấp và cho nhau hàng chục quả là chuyện bình thường. Hiện nay gấc đã được sử dụng trong công nghiệp dược phẩm, chiết xuất dầu gấc với thành phần vitamin A và E... Cây gấc bắt đầu có vị thế đặc biệt và trở thành cây xoá nghèo.

Một kg gấc có giá thu mua 2 – 2,5 ngàn đồng trả cho người trồng. Một gốc gấc cho thu hoạch 15- 20 quả, trong điều kiện trồng vo, nếu trồng có chăm sóc, định hướng một gốc cho thu hàng tạ quả, sau thu quả, cắt dây để lại gốc, đến vụ gấc lại bắn mầm, nên cây mới, cây vụ sau khoẻ hơn và cho năng suất cao hơn vụ trước.

Gấc là một loại cây trồng có sức chống chịu tuyệt vời, chưa thấy sâu bệnh hại, chim chuột ít phá, thân lá gấc có mùi hôi nên cây trâu bò ít phá.

Giống gấc cho năng suất quả cao, nhiều hạt đã được trình diễn là giống gấc Diễn, quả to, chín có màu đỏ tươi, ngoài ra có một số giống khác có màu vàng, quả nhỏ.

Gấc không kén đất và chỉ cần một khoảng đất nhỏ đã có thể trồng được một gốc, một gốc có tuổi thọ 15 – 20 năm, đầu tư rất thấp, nhưng hiệu quả cao. Một số vùng trồng gấc xen vải, trồng tận dụng, hoặc trồng ở ruộng cao, bạc màu, làm cọc tre, chăng dây thép cho dây gấc leo, thu nhập cao gấp 2 –3 lần trồng lúa.

Gấc trồng từ dây là chủ yếu, nếu trồng từ hạt hạt phải được đồ chín.

Cách trồng từ dây: chọn giống gấc tốt, loại gấc nếp quả đỏ tươi khi chín, trọng lượng quả đạt 1 – 1,5 kg, hàm lượng tinh dầu khá cao và được các cơ sở thu mua chế biến dầu gấc ưa thích. Lấy một doạn dây dài khoảng 40 – 50cm , có thể cuộn lại như kiểu trồng sắn dây, hoặc tận dụng có thể trồng giâm như cây khoai lang, đào hố, bón lót phân chuồng, phân rác mục, đặt dây, lấp đất để hở 2 –3 đốt, tưới ẩm và dậy để bảo vệ, khi nào mầm gấc bắn lên, gấc bò thì mắc dàn cho gấc leo> Một gốc gấc chăm sóc tốt và cân đối cần diện tích leo dàn khoảng 5 – 6m2, tận dụng bờ rào, mái các công trình phụ cũng có thể trồng được gấc.

Khi gấc leo giàn bón cho mỗi hốc 1 – 1,5kg NPK, để đẩy nhanh quá trình bám giàn, không nên để quả gấc tốt dây, vì dây tốt quả sẽ ra ít.

Nhìn chung trồng gấc đơn giảm, đầu tư thấp trồng một lần thu nhiều năm, hiệu quả rất cao nhất là đối với đất tận dụng, sản phẩm hiện được tiêu thụ tốt dùng cho chế biến.

 

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây