TẬP HUẤN KỸ THUẬT CANH TÁC KHOAI MÌ BỀN VỮNG

Thứ hai - 08/09/2014 22:00 477 0

 Được sự hỗ trợ kinh phí từ Trung tâm Khuyến nông Quốc gia cho Trung tâm Khuyến nông Tây Ninh trong năm 2014  mở  5 lớp ToT. Trong đó có lớp kỹ thuật thâm canh khoai mì bền vững. Nhằm giúp cho học viên tiếp nhận sâu sắc hơn về kỹ thuật thâm canh khoai mì theo hướng  bền vững.

Thời gian bắt đầu từ ngày 18 đến ngày 21/8/2014. Tổng số học viên tham gia lớp này là 29 người gồm: Cán bộ khuyến nông và cộng tác viên khuyến nông của 8 huyện, 1 Thành phố. Thời gian 4 ngày các học viên đã nghe lý thuyết gồm 6 chuyên đề : Thông tin về tình chung chung về sản xuất và chế biên khoai mì trên phạm vi trên thế giới, khu vực và trong nước;  Tình hình sản xuất chế biến sắn tại Tây Ninh; Kỹ thuật thâm canh khoai mì; Tiến bộ kỹ thuật chọn giống; Tiến bộ kỹ thuật mới (cách đặt hom, phủ bạt, công thức phân bón, mùa vụ); Phòng trừ một số sâu bệnh hại chính trên cây khoai mì.

Sau khi học lý thuyết lớp được chia thành 5 nhóm đi điều tra thực tế ở nông hộ trồng khoai mì, theo 2 hướng: (1) Điều tra kỹ thuật thâm canh khoai mì ( hộ phủ bạt và hộ không phủ bạt), còn lại tập trung điều tra cơ cấu và đặc điểm giống các khoai mì tại địa phương. Thảo luận nhóm, lớp và tiến hành kiểm tra qua 20 câu hỏi trắc nhiệm trên cây khoai mì.

Qua thảo luận cả lớp đã đưa ra một vấn đề cần giải quyết:

Chưa hiểu về kỹ thuật thâm khoai mì theo hướng  bền vững.

Giống khoai mì nào đáp ứng cho vùng thấp (vùng ngập úng).

Trồng mì phủ bạt hiệu quả như thế nào ?.

Cơ sở xác định công thức bón phân.

Qua thảo luận lớp đã giải quyết nhiều vấn đề giúp cho học viên hiểu sâu sắc hơn những vấn đề như sau:

- Về canh tác khoai mì theo hướng bền vững:

Người dân:

Áp dụng giống mới kháng một số sâu bệnh. Sử dụng phân bón hữu cơ,  hữu cơ vi sinh, băm thân cây mì trả lại hữu cơ cho đất, có thể sử dụng nấm đối kháng Trichoderma, vôi. Giúp cây mì mau phân hủy hơn và đất không bị chua.

Trồng xen với cây họ đậu xen đầu vụ hoặc trồng xen canh, hàng mì hàng đậu năm sau đảo ngược hàng mì trồng đậu, hàng đậu trồng mì).

Chống xói mòn. Đất có độ dốc nhỏ, hàng khoai mì phải được thiết kế vuông góc với dòng chảy. Đất có độ dốc lớn dùng băng chắn dòng chảy đảm bảo chống được xói mòn vừa giữ độ phì cho đất ( băng chống dòng chảy phải sử dụng, cây muồng, cỏ voi, đậu hoàng lạc(đậu kiểng), cỏ Vertiver, cỏ Stylo.

Doanh nghiệp:

Mở rộng thị trường tiêu thụ các sản phẩm khoai mì.

Áp dụng kỹ thuật chế biến tạo ra nhiều sản phẩm từ bột để nâng cao giá trị dinh dưỡng của các sản phẩm khoai mì. Ứng dụng công nghệ chế biến hiện đại, tận dụng phụ phế phẩm để làm thức ăn gia súc, phân bón, thường xuyên đánh giá tác động môi trường.

Nhà nước:

Quy hoạch sản xuất, chế biến và tiêu thụ khoai mì.

Hình thành và phát triển chương trình khoai mì Việt Nam để liên kết mạng lưới hợp tác nghiên cứu, giảng dạy, khuyến nông, quản lý, đầu tư, sản xuất, kinh doanh, chế biến và tiêu thụ khoai mì.

- Trồng khoai mì phủ bạt nông nghiệp giữ độ ẩm, khống chế được cỏ, giử được phân bón hạn chế được rữa trôi, xua đuổi, một số côn trùng gây hại ( nhện đỏ, bọ phấn) trồng ở diện tích nhỏ 2 - 3 ha, đồng thời cần chú ý khi mở bạt cây 5 – 6 tháng (khoai mì giao tán). Hiệu quả trồng mì phủ bạt trong năm 2013 hiệu quả rất cao có thể cho năng suất khoảng 55 – 60 tấn /ha, chi phí đầu tư khoảng 30 triệu nếu giá khoai mì khoảng 2.000 đồng thi tổng thu từ  90 – 100 triệu/ha, trừ chi phí còn lãi 60 -70 triệu.

- Để tránh thiệt hại vụ khoai mì vụ Đông xuân trên vùng đất thấp cần lưu ý chọn giống khai mì ngắn ngày thời gian sinh trưởng 6 – 7  tháng  như: KM95; KM60: KM419 (giống địa phương), thời gian xuống giống phải sớm  khoảng tháng 11 hàng năm, đất phải được thoát nước tốt khi bị ngập cục bộ.

 Để xác định công thức phân bón nào phù hợp trên từng vùng đất, của hộ cần lưu ý: Các nhà khoa học đã thử nghiệm nhiều công thức trên nhiều vùng từ cơ sở đó Trung tâm Khuyến nông Tây Ninh khuyến cáo công thức bón cho 1 ha như sau:

Công thức 1: 80 – 60 – 80; Công thức 2: Công thức này dành cho những vùng trồng khoai mì có hàm lượng bột đạt thấp; Công thức 3: 80 – 40 – 80 đây là thức giảm đi 20 P205 để giảm chi phí đầu tư nhưng vẫn có hiệu quả. Để có cơ cở đánh giá lại 3 công thức trên, công thức nào là công thức phù hợp, người trồng trồng cần thử nghiệm trên vài hàng  mì để đánh giá. Như vậy công thức  nào là công thức phù hợp do người trồng khoai mì tự quyết định.

Ngày sau cùng, lớp tập huấn được Ban tổ chức đi tham quan thực tế một số vùng chuyên canh trồng khoai mì tại xã Trường Đông, huyện Hòa Thành, Tây Ninh./.

KS Nguyễn Văn Nhành - TTKN Tây Ninh

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây