Chuyên mục CHĂM SÓC MÃNG CẦU TÂY NINH

Thứ sáu - 11/11/2022 17:13 1.633 0
Tây Ninh là một tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ, đất đai tương đối bằng phẳng thích hợp phát triển nông nghiệp. Trong đó, đất nông nghiệp chiếm trên 65% (gần 270 ngàn ha) diện tích đất toàn tỉnh. Nhắc đến Tây Ninh, người ta thường nghĩ ngay đến những cây công nghiệp như: mía, mì, cao su và bên cạnh đó còn có một loại cây ăn trái đặc sản, chủ lực của tỉnh nữa đó là mãng cầu, thường được các du khách gọi với tên “Mãng cầu Bà Đen Tây Ninh”.

CHĂM SÓC MÃNG CẦU TÂY NINH

 

       1. Giới thiệu chung về mãng cầu Tây Ninh.
     Tây Ninh là một tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ, đất đai tương đối bằng phẳng thích hợp phát triển nông nghiệp. Trong đó, đất nông nghiệp chiếm trên 65% (gần 270 ngàn ha) diện tích đất toàn tỉnh. Nhắc đến Tây Ninh, người ta thường nghĩ ngay đến những cây công nghiệp như: mía, mì, cao su và bên cạnh đó còn có một loại cây ăn trái đặc sản, chủ lực của tỉnh nữa đó là mãng cầu, thường được các du khách gọi với tên “Mãng cầu Bà Đen Tây Ninh”.
      Có thể nói, quả mãng cầu ta không còn là loại trái cây xa lạ với người tiêu dùng, nhu cầu của thị trường đối với loại trái cây này cũng rất lớn. Trái Mãng cầu ngoài việc ăn tươi thì nó còn là loại trái cây tính ngưỡng để thờ cúng nên rất được người tiêu dùng ưa chuộng.
     Gọi là mãng cầu Bà Đen bởi loại cây ăn trái này được trồng nhiều dưới chân núi Bà Đen, vì khu vực này luôn có khí hậu ôn hoà, ngày nhiều nắng nhưng nhiệt độ cũng không quá gắt. Trái mãng cầu của Tây Ninh đã được đăng kí thương hiệu và “chu du” ra ngoài nước.
     Mãng cầu là một trong những trái cây đặc sản, chủ lực của tỉnh Tây Ninh, với tổng diện tích sản xuất năm 2020 là 5.405 ha lớn nhất nước, sản lượng 67.800 tấn/năm và năng suất bình quân là 14,2 tấn/ha, hầu như chi phối thị trường cả nước. Sản phẩm “Mãng cầu Bà Đen Tây Ninh” đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công Nghệ) cấp giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý vào tháng 8.2011. 
    Trong năm 2020, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng Chỉ dẫn địa lý “Bà Đen” cho sản phẩm mãng cầu của Công ty Cổ phần NATANI và Công ty TNHH Biển Chiêu với tổng diện tích là 52,7 ha; các diện tích này đều đạt tiêu chuẩn VietGAP.
    Ngoài ra, để củng cố thêm thương hiệu mãng cầu Bà Đen, nhiều nông dân đã và đang chuyển từ sản xuất truyền thống sang sản xuất chất lượng cao theo chuẩn VietGAP. Tổng diện tích mãng cầu đạt chứng nhận VietGAP trên địa bàn tỉnh khoảng 180, cung cấp ra thị trường sản lượng khoảng 2.520 tấn/năm.
Hầu hết diện tích canh tác mãng cầu đều có áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật: sử dụng phân hữu cơ hoai, hữu cơ vi sinh; tưới phun tự động; bao trái; kỹ thuật xử lý ra hoa trái vụ (tuốt lá mãng cầu) để cây ra trái theo thời gian mong muốn, vì vậy Tây Ninh luôn có sản phẩm mãng cầu cung ứng cho thị trường quanh năm. Sản lượng mãng cầu có thể đạt khoảng 10.000 tấn/tháng vào lúc cao điểm. Bên cạnh đó, nông dân có nhiều kinh nghiệm trong việc sản xuất mãng cầu nên chất lượng mãng cầu tại Tây Ninh luôn được đảm bảo và ngày càng uy tín.
     Theo Đề án cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh Tây Ninh theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, tỉnh đã định hướng diện tích sản xuất mãng cầu toàn tỉnh đến năm 2030 là 6.000 ha, cung cấp ra thị trường sản lượng khoảng 110.000 tấn/năm. 
Hiện nay trên địa bàn tỉnh đã hình thành vùng sản xuất mãng cầu với quy mô tập trung ở: TP. Tây Ninh khoảng 2.000 ha, Tân Châu khoảng 1.800 ha và Dương Minh Châu khoảng 900 ha ...Trong đó:
     - TP. Tây Ninh: được trồng chủ yếu ở xã Tân Bình, Thạnh Tân, phường Ninh Sơn và Ninh Thạnh.
     - Huyện Dương Minh Châu: được trồng tập trung chủ yếu ở 2 xã Suối Đá và Bàu Năng.
- Huyện Tân Châu: được trồng chủ yếu ở 2 xã Tân Hưng và Tân Phú.
Các vùng sản xuất mãng cầu này đều phù hợp với chủ trương và gắn với định hướng tái cơ cấu của ngành nông nghiệp tỉnh.
     Từ những phân tích trên, ta thấy được sản phẩm “Mãng cầu Bà Đen Tây Ninh” đã và đang được người sản xuất, chính quyền hỗ trợ xây dựng thương hiệu sản phẩm cây ăn quả chủ lực của tỉnh, gắn với tái cơ cấu của ngành nông nghiệp.

Giấy chứng nhận quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý “Bà Đen” cho sản phẩm mãng cầu

     2. Kỹ thuật xử lý ra hoa
     * Thời điểm xử lý ra hoa
    - Vườn cây đã trải qua giai đoạn phục hồi nguồn dinh dưỡng đã mất sau thu hoạch vụ chính và giai đoạn tăng thời gian khai thác.
    - Thời điểm ra hoa và đậu trái có nhiệt độ không quá cao hay quá thấp và ẩm độ đất không bị đảo lộn đột ngột.
    - Phải tính đến giá bán ở thời điểm thu hoạch trái.
    * Kỹ thuật xử lý ra hoa
    Có thể áp dụng biện pháp phun thuốc rụng lá xong tiến hành tỉa cành. Trường hợp không xử lý hóa chất rụng lá thì sau khi tỉa cành cần tuốt những lá còn sót lại trên cành. 
   - Trước khi tuốt lá 15 ngày, tiến hành làm song song 2 việc sau để thúc cây phân hóa mầm hoa, lá già giòn dễ tuốt và phòng trước hiện tượng vàng lá non.
   + Ở vùng rễ : bón mỗi cây 100g kali đỏ.
   +Việc bấm tỉa cành được tiến hành sau khi đã xiết nước và sử dụng hóa chất gây rụng lá (10 - 14 ngày). 
   + Cách cắt: cắt cành mọc trực tiếp từ thân hoặc cành cấp 1, cắt phần ngọn, chừa lại khoảng 12 – 15 phân. Việc làm này chỉ nên làm cho vụ mãng cầu tháng 11, tết, tháng Giêng, tháng 2. Không làm vào các vụ tháng 4, tháng 5, tháng 6, tháng 7. Vì các vụ sau này hay bị lướt lá, các cành thế bị ngợp, ít ra được bông và bông khó đậu trái.
   + Đối với vườn không sử dụng hóa chất gây rụng lá, sau khi bấm tỉa cành thì 3 - 5 ngày sau tiến hành tuốt những lá còn sót lại trên cành; 07 - 10 ngày sau khi tỉa cành thì tưới trở lại và bón phân lần 1.
    - Sau khi tuốt lá từ 5 – 15 ngày:
   +Định kỳ 1 tuần phun thuốc một lần để phòng bọ trĩ, rầy phấn trắng, có thể kết hợp thêm phân bón lá. Phun ướt đều bộ tán cây với béc phun nhuyễn nhất.
   +Tưới nước 2 ngày/1 lần, lượng nước tăng dần, nhưng tới ngày thứ 15 vẫn chỉ nên bằng 50% nhu cầu nước của cây bình thường.
    - Sau khi tuốt lá từ 16 – 25 ngày: đây là giai đoạn rất quan trọng.
   +Phun định kỳ 1tuần 1 lần để trừ bọ trĩ và rầy phấn trắng, có thể pha thêm phân bón lá nếu thấy cần.
   +Tưới nước 2 ngày 1 lần, mỗi lần tưới lượng nước tăng dần, cho đến ngày thứ 25 thì tưới đủ nhu cầu một cây bình thường.
    +Ở vùng rễ: bón cho mỗi cây 500g phân NPK 15.15.15. Bón vào thời điểm 20-25 ngày.
    6. Tỉa trái, bao trái
    * Tỉa trái
   Thực hiện ít nhất hai lần vào thời điểm: 20 ngày sau khi ra hoa đậu quả (lúc đường kính quả khoảng 2 cm) và 35 ngày sau khi ra hoa (lúc đường kính quả khoảng 4 cm). Số lượng trái:
    - Nếu cây từ dưới 5 tuổi, nên để từ 30 - 35 trái/cây.
    - Nếu cây trên 5 tuổi: nên để từ 45 - 50 trái trở lên/cây.
    Lưu ý: Chỉ tỉa bỏ những quả tròn không đều, sâu bệnh, quả nhỏ trong chùm, tỉa thưa số quả trên một cành, những quả có kích cỡ nhỏ, chậm phát triển.
   * Bao trái
   Bao trái: Biện pháp bao trái rất có hiệu quả không chỉ ngăn ngừa sự gây hại của sâu đục trái, ruồi đục quả, rệp sáp, bọ sít muỗi, bệnh thán thư, bệnh đốm đen trên trái làm cho trái có màu sắc đẹp. Tiến hành bao trái vào giai đoạn 50 - 60 ngày sau khi đậu trái. 
    * Mục đích bao trái: 
   + Tạo ra sản phẩm sạch có chất lượng, ngăn chặn sự tấn công của côn trùng, bệnh hại như: sâu đục trái, ruồi đục quả, rệp sáp, bọ sít muỗi, bệnh thán thư, bệnh đốm đen, …
   + Hạn chế được số lần phun thuốc hóa học từ 5-7 lần/vụ, giúp vỏ trái bóng đẹp, bán được giá cao, góp phần hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận, giúp giảm ô nhiễm môi trường và không tồn dư thuốc BVTV trên trái.
     Lưu ý: Trước khi bao trái nên tiến hành phun thuốc BVTV để phòng trừ sâu bệnh.
    Chi tiết nội dung có thể tuy cập theo địa chỉ 

https://baotayninh.vn/video/xem-video/cham-soc-trai-mang-cau-7256.

CHI CỤC TRỒNG TRỌT VF BẢO VỆ THỰC VẠT
 

Tác giả: Bao ve thuc vat

Nguồn tin: baotayninh.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây