NHẬN DIỆN VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ BỆNH HÉO XANH VI KHUẨN TRÊN CÂY HỌ CÀ, ỚT (Pseudomonas solanacearum)

Thứ tư - 09/11/2022 11:05 11.565 0
Héo xanh vi khuẩn là một loại bệnh hại đặc trưng của các cây họ cà - ớt. Bệnh gây hại nặng có thể khiến cây chết trong vườn lên đến hơn 50% nếu không phòng trừ, ảnh hưởng tới năng suất cây trồng.
Hình ảnh: Cây ớt bị héo xanh do vi khuẩn (Nguồn: Internet)
Hình ảnh: Cây ớt bị héo xanh do vi khuẩn (Nguồn: Internet)

      NHẬN DIỆN VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ BỆNH 

HÉO XANH VI KHUẨN TRÊN CÂY HỌ CÀ, ỚT (Pseudomonas solanacearum)

 

        Héo xanh vi khuẩn là một loại bệnh hại đặc trưng của các cây họ cà - ớt.

        Bệnh gây hại nặng có thể khiến cây chết trong vườn lên đến hơn 50% nếu không phòng trừ, ảnh hưởng tới năng suất cây trồng.

 

Cây ớt bị héo xanh do vi khuẩn (Nguồn: Internet)

        Tác nhân gây héo xanh (héo tươi, héo rũ, chết ẻo):

  • Bệnh do vi khuẩn Pseudomonas solanacearum Smith gây ra, còn có tên khác là Ralstoria solanacearum.
  • Chúng tấn công và di chuyển trong mạch dẫn của cây làm hư bó mạch, khiến cho cây không thể vận chuyển nước và dinh dưỡng dẫn đến hiện tượng héo và chết.

        Đặc điểm của bệnh:

  • Cây héo đột ngột nhưng lá vẫn còn xanh, ban đầu xảy ra ở một cành hoặc một nhánh, sau đó dẫn tới toàn cây héo xanh rũ xuống.
  • Hiện tượng héo xảy ra ban ngày khi trời nắng, ban đêm cây tươi lại, sau 2 – 3 ngày cây không hồi phục được nữa và chết hẳn.
  • Nếu nhổ cây lên ta thấy phần thân và rễ cây bị thối đen, mềm nhũn.
  • Cắt ngang thân thấy mạch dẫn bị nâu đen, để vào trong ly nước trong  thấy có những giọt dịch vi khuẩn màu trắng sữa chảy ra từ vết cắt.

Hình a. Mạch dẫn bị thối đen do vi khuẩn gây bệnh héo xanh.

Hình b. Dịch vi khuẩn gây bệnh héo xanh.

         Điều kiện bệnh phát triển phát triển:

  • Ẩm độ đất cao, nhiệt độ 24-38oC
  • Vi khuẩn tồn tại trong đất, tàn dư cây trồng, cỏ  dại hoặc lan truyền qua cây giống, gió, nhờ nước, côn trùng và công cụ chăm sóc, bấm ngọn, tỉa chồi...

        Biện pháp phòng trừ:

  • Luân canh cây trồng.
  • Không nên trồng 2 vụ liên tiếp các loại cây cùng họ.
  • Xử lý hạt giống.
  • Vệ sinh đồng ruộng dọn sạch cỏ dại, nhổ bỏ cây  bị bệnh  và tiêu hủy.
  • Khi làm đất cần cày bừa kỹ, nên kết hợp với bón thêm vôi bột. Lên luống cao để đảm bảo thoát nước tốt khi có mưa hoặc sau khi tưới, không để nước đọng trong ruộng.
  • Sử dụng phân hữu cơ hoai mục kết hợp với nấm  Trichoderma để bón cho cây.
  • Khi phát hiện bệnh có thể phun các loại thuốc có trong danh mục cho phép để phòng trừ.

                                                                                             CHI CỤC TRỒNG TRỌT VÀ BẢO VỆ THỰC VẬT                                                                                                        TRẠM TT VÀ BVTV THỊ XÃ TRẢNG BÀNG

 

 

 

Tác giả: Bao ve thuc vat

Nguồn tin: Chi cục Trồng trọt và BVTV

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây