MỘT SỐ GIẢI PHÁP CẦN THỰC HIỆN TRONG SẢN XUẤT VỤ ĐÔNG XUÂN 2022 – 2023

Thứ sáu - 11/11/2022 16:52 464 0
Tại Tây Ninh, điều kiện thời tiết vụ Đông Xuân khá thuận lợi cho cây trồng sinh trưởng, phát triển như: nhiệt độ không khí trung bình vào khoảng 27oC, ẩm độ trung bình là 72%, số giờ nắng trung bình/ngày là 7,75 giờ và gần như không có mưa. Đây là vụ canh tác hứa hẹn mang lại năng suất cao nhất trong năm cho người nông dân. Do vậy, hàng năm trên địa bàn tỉnh có hơn 100 nghìn ha cây trồng các loại được sản xuất trong vụ Đông Xuân 2022-2023

MỘT SỐ GIẢI PHÁP CẦN THỰC HIỆN

TRONG SẢN XUẤT VỤ ĐÔNG XUÂN 2022 – 2023

Tại Tây Ninh, điều kiện thời tiết vụ Đông Xuân khá thuận lợi cho cây trồng sinh trưởng, phát triển như: nhiệt độ không khí trung bình vào khoảng 27oC, ẩm độ trung bình là 72%, số giờ nắng trung bình/ngày là 7,75 giờ và gần như không có mưa. Đây là vụ canh tác hứa hẹn mang lại năng suất cao nhất trong năm cho người nông dân. Do vậy, hàng năm trên địa bàn tỉnh có hơn 100 nghìn ha cây trồng các loại được sản xuất trong vụ Đông Xuân. 
             Để góp phần đảm bảo năng suất, chất lượng sản phẩm cây trồng cuối vụ, bà con nông dân cần lưu ý, thực hiện các giải pháp sau:
             1. Đối với cây lúa
           - Thời gian xuống giống: căn cứ tình hình thuỷ văn tại địa phương và lịch xuống giống né rầy được ngành Nông nghiệp khuyến cáo trên địa bàn tỉnh để chọn thời điểm xuống giống thích hợp. Trong đó, lịch xuống giống né rầy trên địa bàn tỉnh được khuyến cáo như sau:
             + Đợt 1: 31/10/2022 – 07/11/2022 (07/10/2022 – 14/10/2022 ÂL)
             + Đợt 2: 30/11/2022 – 07/12/2022 (07/11/2022 – 14/11/2022 ÂL)
             + Các diện tích xuống giống muộn phải kết thúc trước ngày 31/12/2022 nhằm tránh ảnh hưởng tiến độ xuống giống vụ lúa tiếp theo.
              - Giống lúa được khuyến cáo xuống giống
            Bà con nông dân cần quan tâm sử dụng giống lúa xác nhận, giống nguyên chủng để đảm bảo năng suất và chất lượng cuối vụ. Một số giống lúa được ngành Nông nghiệp khuyến cáo sử dụng trên địa bàn tỉnh là: 
             + Giống chủ lực: OM18, OM5451, Đài Thơm 8, IR50404, ...
             + Giống chất lượng cao: Đài Thơm 8, ST24, ST25, ...
             + Ngoài ra, đối với những vùng có ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm thì xem xét sử dụng giống theo yêu cầu của doanh nghiệp tiêu thụ.
             - Một số kỹ thuật canh tác lúa cần lưu ý
             + Xử lý rơm rạ sau vụ Mùa để hạn chế ngộ độc hữu cơ cho lúa Đông Xuân.
             + Làm đất bằng phẳng, có hệ thống rãnh thoát nước tốt trước khi gieo sạ.
             + Sử dụng lượng lúa giống  từ 80 – 100 kg/ha; tăng cường sử dụng công cụ sạ bằng máy, sử dụng máy cấy.
             + Bón phân cân đối, sử dụng bảng so màu lá lúa để điều chỉnh lượng phân đạm hợp lý.
            + Quản lý nước trong ruộng lúa theo từng giai đoạn sinh trưởng và chủ động tưới theo Sổ tay hướng dẫn quy trình tưới lúa tiết kiệm nước, giảm phát thải khí nhà kính của Tổng cục Thủy lợi.
             - Một số đối tượng gây hại chính cần quan tâm phòng trừ 
           + Rầy nâu: thăm đồng thường xuyên để theo dõi sát tình hình rầy nâu di trú và trên đồng ruộng để có biện pháp xử lý kịp thời. Khi thấy rầy nâu xuất hiện với mật số cao (> 03 con/tép), có thể xử lý như sau:
            •    Đối với rầy nâu ở giai đoạn nhỏ (tuổi 2-3): sử dụng thuốc BVTV có hoạt chất Buprofezin hoặc hồn hợp hoạt chất Buprofezin + Imidacloprid để phòng trừ.
             •    Đối với rầy nâu ở giai đoạn trưởng thành hoặc gối lứa: sử dụng thuốc BVTV có một trong các hoạt chất: Thiamethoxam, Fenobucarb, Isoprocarb, Buprofezin
+ Fenobucarb, Acetamiprid + Imidacloprid, Acetamiprid + Thiamethoxam, … để phòng trừ.
 

Rầy nâu hại lúa

Nguồn: Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Tây Ninh

              + Bọ trĩ: phát sinh gây hại trong giai đoạn mạ – đẻ nhánh, cần chủ động nước tưới để hạn chế sự phát sinh gây hại của bọ trĩ.
            + Ốc bươu vàng: xuất hiện gây hại trong suốt vụ lúa, cần quản lý ngay trước khi gieo sạ như: đánh rãnh quanh ruộng, cắm cọc ven bờ khoảng cách 3 – 4 m/cây nơi có nước chảy và chổ rãnh sâu, diệt trứng ốc, bắt ốc, …
             + Chuột: xuất hiện gây hại trên tất cả các giai đoạn sinh trưởng cây lúa, gây thiệt hại nặng trong giai đoạn làm đòng – trổ chín. Vì vậy, cần diệt chuột thường xuyên và thực hiện ngay từ đầu vụ bằng nhiều biện pháp mang tính cộng đồng.
            Ngoài ra, cần lưu ý sự xuất hiện gây hại của các đối tượng khác: nhện gié, sâu cuốn lá nhỏ, sâu năn (muỗi hành), bệnh đạo ôn lá, đạo ôn cổ bông.  
              2. Đối với cây trồng khác
            Trong quá trình sản xuất, bà con nông dân cần tăng cường sử dụng phân hữu cơ vi sinh, hữu cơ hoai kết hợp các vi sinh có ích, nhất là các dòng nấm Trichoderma đối kháng có khả năng trừ các dòng nấm gây hại trong đất. Đồng thời quan tâm thực hiện một số nội dung đối với mỗi loại cây trồng như sau:
            - Đối với rau màu các loại: thực hiện luân canh mùa vụ, thiết kế hệ thống tưới hợp lý và bón phân cân đối NPK trên đất chuyên màu; củng cố hệ thống tưới, tiêu nội đồng và bón phân cân đối NPK, không bón thừa đạm (tùy theo thành phần cơ giới đất và độ màu mỡ của đất) trên đất chuyển đổi cây lúa sang trồng rau màu. 
             - Đối với cây mì: sử dụng giống sạch bệnh và quản lý tốt bọ phấn trắng ở giai đoạn đầu vụ.
            - Đối với cây bắp: tăng cường kiểm tra đồng ruộng ngay từ đầu vụ để quản lý tốt sâu keo mùa thu nhằm tránh gây thiệt hại cuối vụ.
            - Đối với các cây trồng ngắn ngày khác: sử dụng giống cây trồng có năng suất cao, phù hợp với nhu cầu của thị trường.
            - Đối với cây điều: tái canh bằng giống mới có năng suất cao, khả năng kháng sâu bệnh tốt, thích nghi với sự biến đổi của khí hậu.
           - Thực hiện thâm canh để tăng năng suất và chất lượng cây trồng; tăng cường áp dụng các kỹ thuật canh tác tiến bộ vào sản xuất, tưới tiết kiệm nước, sử dụng giống mới có khả năng kháng sâu bệnh, thích nghi với sự biến đổi của khí hậu.
            - Áp dụng các biện pháp kỹ thuật đảm bảo an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất các loại cây trồng.
            - Thực hiện sản xuất theo chuỗi liên kết với doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu để bao tiêu sản phẩm, hình thành vùng sản xuất hàng hóa lớn mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn.
            -    Một số đối tượng sâu bệnh hại cần lưu ý
           + Cây rau màu: lưu ý các đối tượng như sâu xanh, sâu tơ, bọ nhảy, dòi đục lá, ...  gây hại trên nhóm rau cải; rầy xanh, bọ phấn, sâu xanh, ruồi đục quả, đốm lá, đốm vàng, sương mai, thán thư, phấn trắng, ... /khổ qua, dưa leo, bầu, bí, mướp; bọ trĩ, bọ phấn, rầy mềm, ruồi đục quả, bệnh thán thư/ớt; dòi đục lá, sâu xanh da láng, thán thư/hành lá, …   

           + Cây khoai mì: lưu ý nhện đỏ, bệnh khảm lá,… phát sinh gây hại. Để góp phần quản lý tốt các đối tượng trên, bà con nông dân nên sử dụng hệ thống tưới phun bằng béc cố định hoặc bằng dây phun; thường xuyên thăm đồng; tuân thủ theo hướng dẫn phòng chống dịch khảm lá của ngành chuyên môn như: xuống giống đồng loạt, tập trung từng khu vực; sử dụng các giống KM 94, KM 419, KM 140, KM 505 sạch bệnh để gieo trồng; phun thuốc bảo vệ thực vật trừ bọ phấn trắng trong giai đoạn mọc mầm – 03 tháng sau khi trồng; tiêu hủy cây khoai mì bị bệnh và tàn dư sau thu hoạch.
          + Cây bắp: lưu ý sự phát sinh gây hại của sâu keo mùa thu. Khi mật số sâu cao, cần luân phiên sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật có hoạt chất: Bacillus thuringiensis, Indoxacard, Spinetoram, Lufenuron, Emamectin benzoate./.
                                                                                             CHI CỤC TRỒNG TRỌT VÀ BẢO VỆ THỰC VẬT

Tác giả: Bao ve thuc vat

Nguồn tin: Chi cục Trồng trọt và BVTV

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây