Chăn nuôi bò sữa kết hợp hầm biogas

Thứ năm - 03/01/2013 15:10 370 0

 Trạm KN Trảng Bàng

T

hời gian gần đây nông nghiệp huyện Trảng Bàng đã có những bước phát triển mạnh mẽ theo chiều hướng trồng trọt kết hợp với chăn nuôi, nhiều nông dân trên địa bàn huyện đã có sự phối hợp hợp lý giữa trồng trọt và chăn nuôi để hình thành nên những mô hình chăn nuôi với quy mô lớn, có giá trị kinh tế cao, nổi bật trong các mô hình chăn nuôi đó là mô hình chăn nuôi bò sữa. Chăn nuôi bò sữa bắt đầu phát triển mạnh ở huyện Trảng Bàng, Tây Ninh từ năm 2000. Việc chăn nuôi bò sữa phát triển đã giúp bà con nông dân tạo thêm công ăn việc làm, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống. Tuy nhiên hiện nay do giá thức ăn chăn nuôi tăng cao, trong khi đó giá sữa mà các Công ty sữa trả cho người chăn nuôi thấp cộng thêm những khoản trừ do sữa bị nhiễm vi sinh khiến không ít người nuôi bò sữa lao đao, muốn chuyển đổi sang nghề khác.

Trước những khó khăn đó, gia đình ông Phạm Tấn Phát, ngụ tại ấp Lộc Trát – xã Gia Lộc – huyện Trảng Bàng – Tây Ninh vẫn gắn bó với con bò sữa, bởi hộ gia đình ông đã tìm ra hướng đi mới: Nuôi bò sữa + xây hầm biogas.

Vốn là một người nông dân cần cù, chịu khó, song thời gian trước đây gia đình ông Phát chăn nuôi bò sữa chủ yếu cho ăn thức ăn cám tổng hợp. Nhưng hiện nay giá thức ăn cám tăng cao, chính vì vậy ngoài cho ăn thức ăn cám tổng hợp, hèm bia, để có thêm thức ăn cho bò sữa gia đình ông đã chủ động trồng cỏ VA06 và cỏ voi. Tận dụng phân thải và nước tiểu của bò gia đình ông xây dựng hầm biogas để vừa xử lý chất thải hạn chế ô nhiễm vừa có gas dùng cho việc đun nấu và nước thải từ hầm biogas đem tưới cho cỏ làm thức ăn cho bò. Mô hình sản xuất chăn nuôi bò sữa của gia đình ông nhanh chóng đạt được những bước phát triển mạnh mẽ. Quy mô càng lớn, hiệu quả kinh tế càng cao, do đó mà gia đình ông đã quyết định đầu tư tăng số lượng đàn bò lên. Đến nay gia đình ông đã có 17 con bò sữa, trong đó có 8 con đang khai thác sữa. Tuy nhiên cũng như các hộ chăn nuôi bò sữa khác trong vùng chăn nuôi bò sữa hiện nay không còn đem lại lợi nhuận nhiều như trước.

Hiệu quả từ việc chăn nuôi bò sữa

Hiện nay với 8 con bò cho sữa, trung bình mỗi ngày mỗi con cho 13 kg sữa, với giá sữa hiện nay (giá sữa bao gồm giá sữa hợp đồng cộng thêm các khoản tiền thưởng, tiền hỗ trợ…) là 11.500 đ. Như vậy một ngày gia đình ông thu 1.196.000đ, sau khi trừ chi phí thức ăn cho 8 con bò sữa/ngày khoảng 300.000đ và chi phí công lao động là 450.000đ. Vậy tổng thu nhập 1 ngày của gia đình tôi là 446.000đ. Ông Phát nói: “sau khi trừ hết chi phí thì mỗi ngày 8 con bò sữa lời 446.000đ, nhưng nếu tính chi phí cho tổng đàn thì vừa đủ, vì hiện nay có 6 con đang trong thời gian nghỉ khai thác và 3 con bò còn nhỏ chưa đủ tuổi khai thác… Tuy nhiên làm như vậy mới duy trì được đàn bò sữa, mặt khác dùng phân bò cho vào hầm biogas đun nấu…”

Chăn nuôi bò sữa của gia đình ông hiện nay mang lại lợi nhuận không cao, nhưng vẫn có thể duy trì có thêm thu nhập hàng ngày mặt khác sử dụng 10% lượng phân bò sữa cho vào hầm biogas để đun nấu; 90% còn lại đem bán phân cho các hộ trồng cao su hoặc đem bón cho cỏ sữa.

Hiệu quả của việc xây dựng hầm bioga

Nhận thức được lợi ích của việc chăn nuôi kết hợp việc xây hầm biogas, gia đình ông Phát đã mạnh dạn đầu tư xây hầm biogas để vừa xử lý được chất thải chăn nuôi hạn chế ô nhiễm môi trường cũng như việc không làm ảnh hưởng tới sức khỏe gia đình và của cộng đồng xung quanh. Mặt khác khi có hầm biogas Công ty sẽ tăng giá sữa cho hộ dân 20 – 30 đồng/kg sữa.

Ông Phát cho biết: “gia đình tôi xây dựng hầm biogas tổng chi phí cho việc xây hầm là 14 triệu, nhưng 1 năm gia đình tôi tiết kiệm được 8 bình gas 12 kg với giá gas hiện nay là 450.000đ/bình. Như vậy 1 năm gia đình tôi tiết kiệm khoảng 3.600.000đ, nước thải từ hầm biogas tôi đem tưới cho cỏ làm thức ăn cho bò”

Đây là mô hình không mới, nhưng nếu biết kết hợp sử dụng công nghệ biogas là giải pháp hữu hiệu cho phép kết hợp hài hòa giữa cung cấp năng lượng với giảm thiểu ô nhiễm môi trường do chất thải của chăn nuôi gây ra. Chỉ cần xử lý phân, nước thải không hợp lý thì tất cả các hộ sống xung quanh phải gánh chịu hậu quả từ nguồn nước đến không khí hôi thối, ruồi bọ phát triển mạnh, tăng nguy cơ lây lan bệnh dịch. Sử dụng hầm biogas để xử lý chất thải chăn nuôi không những cải thiện rất đáng kể ô nhiễm môi trường mà còn cung cấp một nguồn năng lượng sạch, phục vụ việc đun nấu, thắp sáng. Ngoài ra, phụ phẩm sau khi lên men còn có thể dùng để bón cho cây trồng rất tốt. Đó là hướng đi tốt để phát triển việc chăn nuôi bò sữa trong địa bàn huyện nói riêng và trong ngành chăn nuôi của tỉnh Tây Ninh nói chung hiện nay.

 

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây