Phác đồ điều trị bệnh viêm da nổi cục

Thứ ba - 17/08/2021 16:00 7.258 0

Bệnh Viêm da nổi cục (VDNC) là bệnh truyền nhiễm do vi rút gây ra trên trâu, bò. Triệu chứng chủ yếu của bệnh bao gồm: sốt cao, sưng hạch bạch huyết bề mặt; viêm mũi, viêm kết mạc và tiết nhiều nước bọt; da đầu, cổ, chân, bầu vú hình thành các nốt sần có đường kính từ 2 – 5 cm; bỏ ăn, suy nhược và gầy yếu, vô sinh hoặc sảy thai. Bệnh gây tổn thương ở da, bệnh tích thường là viêm phổi kẽ. Bệnh có thể điều trị được và có tỷ lệ khỏi bệnh cao; tuy nhiên khi xảy ra dịch bệnh việc điều trị rất tốn kém, năng suất vật nuôi giảm, có thể gây chết vật nuôi nhất là gia súc non; vì vậy người chăn nuôi cần quan tâm đến công tác phòng bệnh đặc biệt là tiêm phòng vắc xin.


Hình triệu chứng da bò nổi các nốt u sần

* Các biện pháp phòng bệnh chính bao gồm:

- Dùng vắc xin phòng bệnh.

- Phun thuốc diệt côn trùng truyền bệnh.

- Tăng cường vệ sinh, sát trùng chuồng trại.

- Tăng cường chăm sóc, nuôi dưỡng đàn trâu, bò.

- Hạn chế chăn thả chung trên cùng cánh đồng.

* Nguyên tắc chung của việc điều trị bệnh VDNC là điều trị phòng nhiễm khuẩn và triệu chứng, cụ thể:

- Sử dụng kháng sinh toàn thân để phòng bệnh kế phát.

- Sử dụng kháng sinh dang phun xịt để phòng nhiễm trùng trên da.

- Sử dụng thuốc kháng viêm, hạ sốt để làm giảm triệu chứng bệnh.

- Nâng cao sức đề kháng cho gia súc.

Chi cục Chăn nuôi và Thú y giới thiệu một số phác đồ điều trị bệnh như sau:

1. Phác đồ 1

- Tiêm một trong các loại kháng sinh sau: Amox 15%, Genta-Amox, Ceptiofur 5%, Lincospec, Penstrep dạng huyễn dịch…

- Kháng viêm, hạ sốt: Gluco- K-C Namin hoặc Anagin C+ Dexamethasol.

- Thuốc bổ: B complex, Hepatol + B12, Catosal

- Vết loét trên da: xử dụng xịt có kháng sinh Oxytetracycline hoặc Neomycin…

- Lưu ý:

+ Trâu, bò có thai, mới sinh không nên dùng Dexamethasol (dễ gây sẩy thai, cạn sữa)

+ Các thuốc kháng sinh không nên trộn lẫn với Dexamethasol tránh phản ứng kết tủa.

2. Phác đồ 2

- Thuốc kháng sinh Penstrep, Amox 15%, Genta-Amox,…

- Thuốc kháng viêm Keprofen, Dexamethasol,..

- Thuốc kích thích trao đổi chất: Butasal 100 (tiêm hoặc truyền)

- Thuốc xịt lên vết thương để sát trùng: Limoxin 25 spray hoặc cồn iod.

- Truyền dịch cho trâu bò (khi không ăn): dung dịch đường Gluco đẳng trương

- Nếu sốt dùng thuốc hạ sốt, Para C hòa nước cho trâu bò uống hàng ngày

Trong quá trình điều trị cho uống thêm điện giải

3. Phác đồ 3

- Kháng sinh Penstrep, Amox 15%, Genta-Amox;

- Tránh táo bón gây nghẽn dạ lá sách và giữ nhu động dạ cỏ: Sulphat Magie uống + Pilocarpin tiêm + kết hợp thúc bụng cỏ bên trái hõm hông;

- Truyền dịch cho trâu bò (khi không ăn): dung dịch đường Gluco đẳng trương

- Nếu sốt dùng thuốc hạ sốt, para C hòa nước cho trâu bò uống hàng ngày.

4. Phác đồ 4

- Tiêm kháng viêm, hạ sốt: Dexamethasol, Anagin C.

- Tiêm kháng sinh: Amoxgen, Kanamycin 10%, Oxytetracylin.LA, Penstrep

5. Phác đồ 5

- Dùng kháng sinh Penstrep, Genta-Amox.

- Dùng Vitamin C + B1 + B complex để tăng sức đề kháng. Lưu ý: Bò đực tiêm liều cao, bò đang chửa giảm liều xuống.

- Trong trường hợp chân sưng, phù thủng thì tiêm Dexamethasol; còn bò chửa, mới sinh thì tiêm Cafein, B1 (không nên dùng Dexamethasol – gây sẩy thai, cạn sữa).

- Uống: Vitamin C, B complex, bổ sung thêm thuốc giải độc gan Hepatol

Trong quá trình điều trị cho uống thêm điện giải.

6. Phác đồ 6

- Dùng kháng sinh Spectiline , Cephalecin hoặc Amoxilin.

- Dùng thuốc kháng viêm Dexamethasol

- Hạ sốt bằng Anagin

- Tăng cường sức đề kháng bằng VitaminC, B Complex, đường Glucose

Trong quá trình điều trị cung cấp thức ăn, nước uống đầy đủ cho gia súc mắc bệnh; vệ sinh sát trùng chuồn g trại thường xuyên, dùng Hantox để diệt côn trùng. Bò bệnh nuôi nhốt trong mùng, không thả rông và cách ly với các con khác trong đàn./.

Chi cục Chăn nuôi và Thú y


  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây