Phóng sinh không được phước lại mang tội

Thứ tư - 30/08/2023 17:16 428 0

Việc phóng sinh đó là một nghĩa cử cao đẹp, một con vật chẳng may gặp nạn, bị vướng vào bẫy, bị kẻ xấu giam cầm… trời đất hiếu sinh; tuy nhiên, nhiều người chưa hiểu đúng mục đích ý nghĩa của việc phóng sanh dẫn đến nhu cầu mua chim để phóng sinh ngày càng nhiều nhất vào các dịp lễ, tết lớn trong năm, trước thực trạng trên vô tình tạo ra nhu cầu săn bắt trái phép, bắt để bán, mua để thả, thả xong lại bắt… phần lớn chúng sẽ chết và những con sống được thì dễ bị bắt lại không những không tạo phước mà còn tạo tội, tạo nghiệp (tội mua bán, tàng trữ động vật hoang dã).

Những hoạt động săn bắt chim hoang dã sẽ làm tận diệt các loài, ảnh hưởng đến hệ sinh thái tự nhiên là hành vi vi phạm pháp luật. Theo thống kê tính từ đầu năm 2023 đến nay, Chi cục Kiểm lâm đã xử lý 07 vụ vi phạm về săn bắt, mua bán, tàng trữ chim hoang dã, thả gần nghìn con chim về với thiên nhiên, với mức phạt từ 4.000.000 đến 5.000.000 đồng/vụ.

Ảnh: tang vật xử lý vi phạm hành chính

Việc mua động vật hoang dã để phóng sinh đã vô tình tiếp tay cho hoạt động buôn bán, nuôi nhốt động vật hoang dã. Việc này vi phạm quy định của pháp luật và sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 21 Nghị định số 35/2019/NĐ-CP sửa đổi bởi khoản 12 Điều 1 Nghị định số 07/2022/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp thì người vi phạm có thể bị xử phạt như sau:

"Hành vi săn, bắt, giết, nuôi, nhốt động vật rừng trái quy định của pháp luật, bị xử phạt như sau:

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:

a) Động vật rừng thông thường trị giá dưới 5.000.000 đồng;

b) Động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB trị giá dưới 3.000.000 đồng.

1a. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:

a) Động vật rừng thông thường trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;

b) Động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB trị giá từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng.

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:

a) Động vật rừng thông thường trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;

b) Động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng.

..."

 

Tác giả: Admin_Sonn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

  Góp ý

Mã bảo mật   
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây