Ban Quản lý Khu rừng phòng hộ Dầu Tiếng phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ trồng mới 1000 ha rừng

Thứ tư - 06/09/2023 10:16 749 0
Theo Quyết định số 437/QĐ-UBND ngày 12.3.2023 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc phê duyệt chủ trương đầu tư dự án Bảo vệ và phát triển rừng tại Khu rừng phòng hộ Dầu Tiếng giai đoạn 2023-2025; Quyết định số 55/QĐ-SKHDT ngày 27.4.2023 của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư về việc phê duyệt dự án Bảo vệ và phát triển rừng tại Khu rừng phòng hộ Dầu Tiếng giai đoạn 2023-2025), giao Ban Quản lý khu rừng phòng hộ Dầu Tiếng (BQL) làm chủ đầu tư và trực tiếp quản lý dự án.

Theo Quyết định số 437/QĐ-UBND ngày 12.3.2023 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc phê duyệt chủ trương đầu tư dự án Bảo vệ và phát triển rừng tại Khu rừng phòng hộ Dầu Tiếng giai đoạn 2023-2025; Quyết định số 55/QĐ-SKHDT ngày 27.4.2023 của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư về việc phê duyệt dự án Bảo vệ và phát triển rừng tại Khu rừng phòng hộ Dầu Tiếng giai đoạn 2023-2025), giao Ban Quản lý khu rừng phòng hộ Dầu Tiếng (BQL) làm chủ đầu tư và trực tiếp quản lý dự án.

Cán bộ Kỹ thuật Ban Quản lý Khu rừng phòng hộ Dầu Tiếng hướng dẫn kỹ thuật và cùng người dân trồng rừng tại địa bàn xã Tân Thành, huyện Tân Châu.
Cán bộ Kỹ thuật Ban Quản lý Khu rừng phòng hộ Dầu Tiếng hướng dẫn kỹ thuật và cùng người dân trồng rừng tại địa bàn xã Tân Thành, huyện Tân Châu.

 

Theo dự án được phê duyệt, BQL thực hiện trồng mới 1.000 ha rừng, chăm sóc rừng trồng với tổng số lượt chăm sóc là 2.177 ha, trên địa bàn 2 huyện Tân Châu và Dương Minh Châu, với tổng mức đầu tư khoảng 33,9 tỷ đồng. Chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức thực hiện các bước tiếp theo đúng quy định hiện hành.

Mục tiêu là trồng mới, chăm sóc rừng, bảo đảm vai trò phòng hộ hồ Dầu Tiếng, bảo vệ và phát triển tốt diện tích rừng hiện có; xây dựng phát triển rừng phòng hộ bền vững, nâng cao độ che phủ, tạo môi trường sinh thái, chống xói mòn, hạn chế thiên tai, tạo nguồn sinh thuỷ; xác định cây trồng hợp lý, trồng lại rừng trên diện tích đất trống, đất bị người dân bao chiếm nhằm nâng cao độ che phủ, bảo đảm phát huy tối đa khả năng phòng hộ hồ Dầu Tiếng.

Ngoài ra, dự án còn hướng đến việc tạo việc làm, nâng cao thu nhập, ổn định đời sống kinh tế cho người dân trong vùng dự án, góp phần bảo vệ an ninh quốc phòng, trật tự xã hội vùng biên giới.

Theo kế hoạch trong năm 2023, BQL sẽ tổ chức trồng, chăm sóc 800 ha rừng; 2 năm tiếp theo, mỗi năm trồng, chăm sóc lần lượt 100 ha. Đến nay, BQL đã tổ chức trồng được 757,8 ha rừng, đạt 94,7% so với kế hoạch. Bao gồm các mô hình trồng rừng đã được UBND tỉnh phê duyệt như mô hình trồng hỗn giao cây bản địa và cây cao su (DCs), hỗn giao cây bản địa và cây keo (D1K1, D2K2), hỗn giao cây bản địa và cây ăn trái (DX) v.v...

BQL tổ chức trồng cây rừng trên diện tích đã xử lý theo Quyết định số 1573/QĐ-UBND ngày 10.7.2017 của UBND tỉnh về việc ban hành Kế hoạch xử lý vi phạm trồng cây nông nghiệp trái quy định trên đất quy hoạch lâm nghiệp tại Khu rừng văn hoá - lịch sử Chàng Riệc và Khu rừng phòng hộ Dầu Tiếng là 285,9 ha, diện tích còn lại 471,9 ha được trồng chủ yếu trên đất đã khai thác cây cao su, cây ăn trái trồng trong Chương trình 327, Dự án 661 trước đây.

Ông Hải (người dân xã Tân Thành) đang trồng rừng theo mô hình DCs
Ông Hải (người dân xã Tân Thành) đang trồng rừng theo mô hình DCs

 

Địa phương có nhiều diện tích đất để thực hiện dự án trên là xã Tân Thành (huyện Tân Châu), với gần 1.000 ha. Với sự tích cực vào cuộc từ phía các cơ quan, ban, ngành, chính quyền địa phương trong công tác phối hợp vận động, tuyên truyền, kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm theo tinh thần Quyết định 1573 nên công tác trồng, chăm sóc rừng khá thuận lợi, có đủ quỹ đất để thực hiện dự án. Trong đó, riêng địa bàn xã Tân Thành, hiện quỹ đất đã được xử lý để phục vụ dự án là hơn 900 ha. Trong năm 2023, BQL sẽ trồng khoảng 600 ha tại địa bàn xã này.

Người dân có hợp đồng trồng rừng sẽ được hưởng lợi theo quy định. Trong đó, hợp đồng trồng rừng sẽ được ký kết với thời hạn 20 năm, người trồng rừng được nhận vốn đầu tư. Cụ thể, đối với hợp đồng trồng rừng theo mô hình DCs, người dân sẽ được nhận vốn đầu tư khoảng 32 triệu đồng/ha, bao gồm 1 năm trồng và 3 năm chăm sóc.

Sau khi rừng phát triển định hình, người có hợp đồng được nhận tiền khoán bảo vệ rừng, hưởng chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, hỗ trợ chi phí thực hiện công tác phòng chống cháy, được hưởng lợi toàn bộ về số cây trồng phụ trợ v.v… Trong thời gian tới đây, chính sách hưởng lợi ngày càng hoàn thiện hơn, theo hướng có lợi cho người trồng rừng, nhằm khuyến khích người dân trồng rừng tăng thêm thu nhập, ổn định đời sống.

Cây rừng sau khi trồng

Tuy nhiên, để công tác trồng rừng đạt hiệu quả tốt nhất. Người nhận khoán trồng rừng phải nghiêm túc thực hiện theo các điều, khoản trong hợp đồng đã ký kết. Sau khi người dân trồng rừng, BQL sẽ phân công các Đội Quản lý, bảo vệ và phát triển rừng cắt cử nhân viên thường xuyên theo dõi, giám sát, nhắc nhở, đôn đốc thực hiện chăm sóc rừng theo từng giai đoạn để bảo đảm cây rừng phát triển tốt và không bị thất thoát; đồng thời xử lý nghiêm theo quy định đối với các trường hợp vi phạm hợp đồng.

           Trong  năm 2023 Ban quản lý Khu rừng phòng hộ Dầu Tiếng sẽ trồng xong 800 ha rừng theo kế hoạch đề ra, thậm chí có thể vượt chỉ tiêu. Để làm tốt công tác này, BQL cần người dân có đất trong dự án tiếp tục phối hợp, ủng hộ, chung tay với BQL thực hiện tốt việc trồng rừng như thời gian qua./. 

Tác giả: Lam nghiep -krdt, Nguyễn Văn Linh – CBKT Ban Quản lý Khu rừng phòng hộ Dầu Tiếng

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

  Góp ý

Mã bảo mật   
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây