Nhiệm vụ nước sạch nông thôn trong Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa XI

Thứ hai - 27/12/2021 23:00 300 0

Nhiệm vụ nước sạch nông thôn trong  Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa XI

Ngày 24/11/2021, Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Kết luận số 92-KL/TW ngày 05/11/2020 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa XI một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020 tại Quyết định số 1983/QĐ-TTg nhằm mục đích nghiên cứu, quán triệt sâu rộng và thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa XI một số vấn đề chính sách xã hội giai đoạn 2012-2021 và Kết luận số 92-KL/TW, tạo chuyển biến rõ rệt về nhận thức, trách nhiệm, hành động của các ngành, các cấp, các tầng lớp nhân dân về chính sách xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu phát triển kinh tế- xã hội, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.

​Ngày 24/11/2021, Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Kết luận số 92-KL/TW ngày 05/11/2020 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa XI một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020 tại Quyết định số 1983/QĐ-TTg nhằm mục đích nghiên cứu, quán triệt sâu rộng và thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa XI một số vấn đề chính sách xã hội giai đoạn 2012-2021 và Kết luận số 92-KL/TW, tạo chuyển biến rõ rệt về nhận thức, trách nhiệm, hành động của các ngành, các cấp, các tầng lớp nhân dân về chính sách xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu phát triển kinh tế- xã hội, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. Đồng thời, xác định các nhiệm vụ chủ yếu, cụ thể, khả thi từ nay đến năm 2023, phát huy đầy đủ vài trò, trách nhiệm của các cấp, các ngành.  

Trong đó, lĩnh vực nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tập trung nhiệm vụ đầu tư các công trình nước sạch trọng điểm đảm bảo an sinh xã hội; sửa đổi cơ chế, chính sách ưu đãi, khuyến khích, tạo động lực thu hút nguồn xã hội hóa đầu tư, khai thác công trình cấp nước sạch nông thôn đối với các vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn về miền nước, vùng có điều kiện kinh tế, xã hội khó khăn. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì công tác chỉ đạo các địa phương chủ động ban hành cơ chế, chính sách đặc thù theo hướng nâng cao dịch vụ cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; nghiên cứu và chuyển giao công nghệ cấp, xử lý, trữ nước an toàn, phù hợp với từng vùng miền, nhất là trong trường hợp thiên tai, hạn hán, xâm nhập mặn, lũ, ngập lụt. 
Để có những chuyển biến mạnh mẽ trong công tác nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, các nhiệm vụ, đề án đảm bảo cấp nước an toàn được đề ra, cụ thể thực hiện nghiên cứu và ban hành:
   + Nghị định quy định cấp nước sinh hoạt nông thôn;
   + Chiến lược Quốc gia cấp nước và vệ sinh môi trường nông thôn đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045;
   + Đề án cấp nước sạch nông thôn giai đoạn 2021-2025.
Theo số liệu Bộ chỉ số năm 2020, trên địa bàn toàn tỉnh Tây Ninh hiện có 220.467 hộ dân nông thôn. Tỷ lệ hộ dân nông thôn sử dụng nước sạch theo Quy chuẩn Việt Nam đạt 62,02%, tương ứng 136.736 hộ dân: khoảng 24.105 hộ dân sử dụng nước từ công trình cấp nước tập trung và 112.631 hộ dân sử dụng nước từ các công trình cấp nước nhỏ lẻ (Ủy ban nhân dân tỉnh hỗ trợ hệ thống xử lý nước hộ gia đình cho 6.451 hộ dân).
Nhiều năm qua, công tác nước sạch nông thôn đã có những chuyển biến tích cực, đời sống người dân ngày càng được cải thiện, hạ tầng cơ sở vật chất được Nhà nước quan tâm nâng cấp cải tạo trong đó có việc chú trọng đầu tư, nâng cấp các hạng mục công trình cấp nước tập trung vùng nông thôn.
Bài viết đưa nghị quyết hội nghị TW.jpg
Tiếp nối những thành quả đạt được trong lĩnh vực nước sạch nông thôn, Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ và giải pháp trong những năm tiếp theo, cụ thể như sau:
    + Thứ nhất, dựa trên cơ sở đề án nước sạch nông thôn, đề ra các giải pháp phù hợp nâng cao hiệu quả quản lý, vận hành các công trình cấp nước tập trung nông thôn, ban hành cơ chế, chính sách theo hướng nâng cao dịch vụ cung cấp nước sạch; nghiên cứu và chuyển giao công nghệ cấp, xử lý, trữ nước an toàn, phù hợp với từng khu vực, nhất là các khu vực gặp khó khăn về nguồn nước như bị nhiễm vôi, phèn; tăng tỷ lệ công trình cấp nước bền vững, giảm tỷ lệ công trình cấp nước không bền vững;
    + Thứ hai, nghiên cứu, đề xuất các mô hình ứng dụng công nghệ lắng lọc nước lamen tại các công trình cấp nước trên địa bàn tỉnh sau khi đánh giá kết quả thí điểm tại công trình cấp nước ấp Suối Dộp, xã Thái Bình, huyện Châu Thành; quản lý các công trình cấp nước sạch phù hợp với yêu cầu công trình cấp nước hiện hữu và tình hình thực tế; tăng cường ứng dụng khoa học, công nghệ trong quản lý, vận hành;
   + Thứ ba, chú trọng phát triển nhân lực đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật, quản lý vận hành các công trình cấp nước; xây dựng kế hoạch cấp nước an toàn khu vực nông thôn cho các công trình cấp nước, đảm bảo đến năm 2025, tỷ lệ công trình cấp nước khu vực nông thôn được lập và thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn đạt 50%. 
   + Thứ tư, tăng cường chủ động ứng phó với các tác động của biến đổi khí hậu, xây dựng các biện pháp giảm thiểu rủi ro, sự tác động của môi trường, khí hậu. Rà soát các khu vực thường xảy ra thiếu hụt nguồn nước vào mùa khô đề xuất các giải pháp khắc phục ngắn hạn và dài hạn;   
   + Thứ năm, tiếp tục đầu tư, cải thiện điều kiện cấp nước đối với những khu vực khó khăn, vùng nông thôn, biên giới, các địa phương có tỷ lệ cấp nước thấp; kêu gọi đầu tư xã hội hóa theo danh mục công trình cấp nước sạch nông thôn tại Quyết định số 1351/QĐ-UBND ngày 31/5/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh ban hành Danh mục công trình cấp nước sạch nông thôn, khuyến khích đầu tư và quản lý, khai thác trên địa bàn tỉnh Tây Ninh và Quyết định số 05/QĐ-UBND ngày 23/2/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh về việc quy định mức hỗ trợ đầu tư công trình cấp nước sạch nông thôn trên địa bàn tỉnh Tây Ninh;
  + Thứ sáu, tăng cường về thông tin, giáo dục truyền thông và kêu gọi sự tham gia của cộng đồng. Trong đó cần việc nâng cao ý thức, thay đổi hành vi, thái độ của từng cá nhân trong việc bảo vệ, giữ gìn các công trình cấp nước; đảm môi trường nông thôn trong sản xuất, sinh hoạt, chú trọng bảo vệ sức khỏe của chính mình và cộng đồng.
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa XI một số vấn đề chính sách xã hội giai đoạn 2012-2021 đã đề ra những nhiệm vụ, giải pháp trong lĩnh vực nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn tiếp tục phấn đấu hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra, phát huy vai trò, trách nhiệm, tinh thần trong công tác “Đem nước sạch đến tận ngõ nông thôn”./.
 
 

 

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây