THAY ĐỔI MỨC LƯƠNG TỐI THIỂU VÙNG ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG LÀM VIỆC THEO HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG

Thứ tư - 22/06/2022 16:29 577 0
Ngày 12 tháng 6 năm 2022, Chính phủ ban hành Nghị định số 38/2022/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động. Nghị định này chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2022, thay thế cho Nghị định số 90/2019/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ Quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động.

      Ngày 12 tháng 6 năm 2022, Chính phủ ban hành Nghị định số 38/2022/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động. Nghị định này chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2022, thay thế cho Nghị định số 90/2019/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ Quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động.

Nghị định này quy định mức lương tối thiểu tháng và mức lương tối thiểu giờ áp dụng đối với người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động.

     Mức lương tối thiểu tháng áp dụng đối với người lao động tại các vùng tăng từ 180.000 đồng đến 260.000đồng/tháng so với Nghị định số 90/2019/NĐ-CP.

Đáng chú ý, theo Nghị định 90/2019/NĐ-CP, mức lương tối thiểu vùng là mức lương thấp nhất trả cho người lao động làm việc đơn giản nhất trong điều kiện lao động bình thường, bảo đảm đủ thời giờ làm việc bình thường trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận. Với những người lao động làm công việc đòi hỏi đã qua học nghề, đào tạo nghề (tức có bằng nghề, trung cấp, cao đẳng, đại học,…) thì được trả lương cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng đã quy định. Tuy nhiên, đến Nghị định 38/2022/NĐ-CP, nội dung này đã bị bãi bỏ. Thay vào đó, Nghị định 38/2022/NĐ-CP chỉ quy định chung mức lương tối thiểu tháng là mức lương thấp nhất làm cơ sở để thỏa thuận và trả lương cho người lao động áp dụng hình thức trả lương theo tháng.

    Do đó mức chênh lệch mức lương tối thiểu theo quy định tại Nghị định số 38/2022/NĐ-CP so với Nghị định số 90/2019/NĐ-CP đối với đối tượng đã qua đào tạo, học nghề có thể nói là không tăng, cụ thể như sau:

     Nghị định số 38/2022/NĐ-CP còn điều chỉnh lại một số địa bàn thuộc các vùng I, II, III, IV, từ đó làm thay đổi mức lương tối thiểu vùng ở một số địa phương, cụ thể tại Tây Ninh, so với Nghị định số 90/2019/NĐ-CP thị xã Hoà Thành đã được chuyển từ Vùng III lên Vùng II. Như vậy, Vùng II bao gồm Thành phố Tây Ninh, thị xã Trảng Bàng, thị xã Hòa Thành, huyện Gò Dầu và Vùng III bao gồm các huyện còn lại.

     Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn được Sở Nông nghiệp và PTNT giao 10 chỉ tiêu biên chế sự nghiệp. Do đặc thù nhiệm vụ trực tiếp quản lý vận hành 69 công trình cấp nước, so với số biên chế 10 người không thể đáp ứng được khối lượng công việc được giao nên Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn thực hiện ký hợp đồng lao động làm nhiệm vụ: quản lý khách hàng; quản lý, vận hành mạng cấp nước; quản lý vận hành trạm cấp nước. Từ 2020 đến nay, Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn đã thực hiện trả lương cho nhân viên hợp đồng lao động theo mức lương tối thiểu vùng quy định tại Nghị định số 90/2019/NĐ-CP.

     Nghị định số 38/2022/NĐ-CP thể hiện được trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước, đứng đầu là Chính phủ đối với đời sống, việc làm của người lao động. Sau khi Nghị định này chính thức có hiệu lực, Người sử dụng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động cần tiến hành rà soát điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng cho nhân viên hợp đồng lao động thuộc các đối tượng có thay đổi đảm bảo quyền lợi của người lao động theo quy định./.

Tác giả: admin

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây