Là tỉnh có vị trí địa lý thuận lợi là một lợi thế quan trọng để mở rộng thị trường và hợp tác phát triển, nhiều cơ hội để phát triển kinh tế - xã hội. Có nguồn tài nguyên đa dạng, phong phú; nhiều danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử văn hóa, lễ hội, phong tục tập quán, nhiều nghề truyền thống;
Tây Ninh có 10 nghề truyền thống được công nhận, 28 Hợp tác xã Nông nghiệp theo Luật HTX 2012. Số lượng trang trại: Đến nay trên địa bàn tỉnh có tổng số 679 trang trại nông nghiệp, gồm có: 318 trang trại trồng trọt, 216 trang trại chăn nuôi, 43 trang trại nuôi thủy sản và 102 trang trại tổng hợp, số trang trại được cấp Giấy chứng nhận kinh tế trang trại theo Thông tư 27/2011/TT-BNNPTNT là 98 trang trại, gồm có: 42 trang trại trồng trọt, 36 trang trại chăn nuôi, 8 trang trại nuôi thủy sản và 12 trang trại tổng hợp. Trên địa bàn tỉnh hiện nay đã hình thành và phát triển các hình thức liên kết trong sản xuất và tiêu thụ nông sản với nhiều hình thức đa dạng, phù hợp với điều kiện sản xuất của từng địa phương như mô hình liên kết 04 nhà thâm canh lúa theo hướng VietGAP và cánh đồng mẫu lớn, mô hình sản xuất rau an toàn, mô hình liên kết trên cây mía, cây bắp, cây thuốc lá, nếu được quan tâm đúng mức thì tiềm năng phát triển du lịch sẽ rất lớn.
Bên cạnh đó, các vùng sinh thái rừng phòng hộ; các trang trại nuôi trồng của các hộ gia đình, hợp tác xã, doanh nghiệp; làng nghề làm nông, làng nghề truyền thống… đã góp phần tạo nên sự phong phú, đa dạng cho bức tranh du lịch nông thôn và đang được tỉnh định hướng đầu tư để phát huy tối đa lợi thế.
Với sự tăng trưởng này chưa xứng với tiềm năng du lịch của các sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm du lịch còn hạn chế, chưa có sản phẩm nổi trội để có sức hấp dẫn khách du lịch. Cơ sở vật chất, kỹ thuật sản xuất, ý thức bảo vệ môi trường của một số bộ phận cộng đồng chưa cao, doanh thu chủ yếu đến từ bán các sản phẩm nông nghiệp, của các làng nghề truyền thống mới chủ yếu chỉ là nơi sản xuất ra các sản phẩm nổi tiếng được biết đến trên thị trường mà chưa được khai thác ở khía cạnh không gian văn hóa, do chưa gắn kết được với các doanh nghiệp, hợp tác xã, chợ đầu mối để bao tiêu sản phẩm cho các hộ thành viên và nông dân, giá cả không ổn định, người sản xuất chưa an tâm khi tham gia mô hình, chưa có các hoạt động nhằm giúp du khách có được các trải nghiệm, cũng chưa được quan tâm đúng mức.
Chưa hình thành được các doanh nghiệp có tầm hoạt động rộng, đủ năng lực để đỡ đầu cho các cơ sở, sản xuất, các làng nghề. Một số sản phẩm sản xuất gia công mang tên các doanh nghiệp các địa phương khác, một số sản phẩm xuất khẩu phải qua trung gian.
Do hầu hết các cơ sở sản xuất nhỏ, năng lực còn hạn chế nên nếu có đặt hàng với những hợp đồng lớn đều không làm được.
Chưa có trang Web giới thiệu, quảng bá về thương hiệu và ít tham gia các cuộc hội chợ, triển lãm trong nước cũng như ở ngoài nước. Chưa xây dựng được không gian dành riêng cho du khách có thể tự mình thử tài làm.
Muốn phát triển bền vững các loại hình du lịch này, thiết nghĩ cần có khung pháp lý và qui hoạch để thu hút được đầu tư, tránh để nông dân tự xoay xở. Chiến lược phát triển nông nghiệp cũng nên định hướng nội dung phát triển DLNN để có cái nhìn đúng đắn, đầy đủ và có sự đầu tư thích đáng hỗ trợ nông dân, trước hết là hoàn thiện cơ sở hạ tầng, các biện pháp bảo vệ môi trường nông thôn.
Vì vậy, Cần có các giải pháp thực hiện như sau:
Xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, giá trị gia tăng cao, bền vững; đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới; nâng cao nhanh thu nhập và cải thiện đời sống của dân cư nông thôn; quản lý và sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường sinh thái góp phần đảm bảo an ninh quốc phòng. Phấn đấu GTSX nông lâm thủy sản tăng bình quân 4,5%/năm. Tỷ lệ che phủ rừng 16,3% (nếu tính cả độ che phủ cây cao su trên địa bàn đạt 36,2%). Tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới đạt 50% số xã trên địa bàn tỉnh (tương ứng 40/80 xã). Tỷ lệ dân cư nông thôn sử dụng nước sạch hợp vệ sinh đạt 98% (theo báo cáo Sở)
Tham mưu UBND tỉnh ban hành các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo và chính sách hỗ trợ của địa phương về liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản
Phối hợp với các Sở ngành và các địa phương xây dựng Kế hoạch, triển khai tuyên truyền, vận động thực hiện cánh đồng lớn trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là chú trọng phát triển sản phẩm ngành có liên quan đến sản phẩm du lịch, sản phẩm làng nghề có liên kết với phát triển du lịch.
Tổ chức lớp tập huấn, bồi dưỡng về chuyên môn kỹ thuật cho nông dân, trang trại, các HTX, THT nông nghiệp trên địa bàn tỉnh;
Kiểm tra, hướng dẫn việc thực hiện các chương trình, dự án phát triển sản xuất nhất là các xã trọng điểm xây dựng nông thôn mới;
Đẩy mạnh áp dụng các công nghệ tiên tiến, thiết bị hiện đại, tiêu hao ít vật tư, năng lượng, có khả năng chế biến sâu các sản phẩm có giá trị giá tăng cao, lựa chọn công nghệ khép kín, ít chất thải nhằm bảo vệ môi trường. Áp dụng quản lý chất lượng theo các tiêu chuẩn ISO 9000, nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng năng suất, giảm giá thành đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu.
Tạo điều kiện cho Doanh nghiệp thu mua, bảo quản, chế biến và tiêu thụ nông sản liên kết với doanh nghiệp sản xuất, cung ứng vật tư nông sản, ký kết hợp đồng với nông dân cả về cung ứng vật tư, tư vấn sản xuất và tiêu thụ nông sản. Liên kết với các hợp tác xã (cùng ngành hàng). Các nhà nông, sản xuất cùng một ngành hàng, cùng địa phương, liên kết với nhau để xây dựng cánh đồng lớn (theo tiêu chí cánh đồng lớn);
Hình thành vùng trang trại sinh thái, trang trại được qui hoạch đảm bảo tính khoa học, sản xuất theo phương thức NNX, có khả năng đón tiếp khách du lịch đến lưu trú và tham gia các hoạt động của trang trại.
Khôi phục các hình thức sản xuất nông nghiệp truyền thống (thủ công từ khâu chọn giống bản địa, làm đất, gieo mạ đến xay giã, dần, sàn, chế biến kết hợp nghề truyền thống như mây tre…). Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
Chính quyền các cấp hỗ trợ đào tạo các kỹ năng cần thiết về du lịch nông thôn, hỗ trợ quảng bá du lịch cho cộng đồng. Tạo mối liên kết giữa các doanh nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước về du lịch với cộng đồng trong phát triển du lịch nông nghiệp.
Chính vì vậy, vấn đề tìm và ứng dụng các phương hướng, biện pháp nhằm phát triển du lịch làng nghề ở tỉnh, không chỉ là trách nhiệm của cơ quan quản lý ngành Nông nghiệp, mà còn cần sự phối hợp của nhiều ban ngành như các cơ quan quản lý Văn hóa, thể thao và Du lịch, Tài nguyên và Môi trường, Công thương, Khoa học và Công nghệ… để gìn giữ được bản sắc, những nét tinh hoa của nghề cũng như môi trường sống của người dân./.
Nguyễn Kiêm Phượng - Chi cục Phát triển nông thôn
Ý kiến bạn đọc