Hội nghị toàn quốc Văn phòng Điều phối nông thôn mới các cấp năm 2017

Thứ ba - 16/05/2017 18:00 243 0
Trong hai ngày (14 và 15/4/2017) tại Hà Tĩnh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với tỉnh Hà Tĩnh tổ chức Hội nghị toàn quốc Văn phòng Điều phối nông thôn mới (VPĐP NTM) các cấp năm 2017.

untitled.JPG

Đến dự và chủ trì Hội nghị có ông Nguyễn Xuân Cường-Bộ trưởng Bộ NNPTNT, Phó trưởng Ban chỉ đạo Trung ương; ông Nguyễn Minh Tiến- Cục trưởng, Chánh văn phòng VPĐP NTM Trung ương. Về phía tỉnh Hà Tĩnh có ông Lê Đình Sơn Bí thư tỉnh ủy, Trưởng Ban Chỉ đạo nông thôn mới tỉnh Hà Tĩnh .

Tham dự Hội nghị còn có đại diện lãnh đạo một số cục, vụ, viện thuộc Bộ NNPTNT, các thành viên từ các Bộ, ngành khác, đại diện lãnh đạo các Sở NNPTNT, VPĐP NTM 63 tỉnh thành trên cả nước, các cơ quan thông tấn báo chí Trung ương và địa phương đến đưa tin về Hội nghị  

Đây là hoạt động thường niên nhằm đánh giá lại hoạt động của hệ thống VPĐPNTM các cấp năm 2016 và triển khai kế hoạch năm 2017. Hội nghị lần này tập trung hơn 450 đại biểu từ VPĐP NTM các tỉnh và một số huyện trên cả nước.

Phát biểu khai mạc Hội nghị, ông Nguyễn Minh Tiến-Cục trưởng, Chánh VPĐP NTM Trung ương nêu lên một số vấn đề Hội nghị cần thảo luận như: Trên cơ sở các hướng dẫn của Trung ương trong giai đoạn 2016-2020, các địa phương chủ động cụ thể hóa thành các cơ chế, chính sách, văn bản hướng dẫn phù hợp với điều kiện thực tế để thực hiện Chương trình, trong đó, khẩn trương ban hành Bộ tiêu chí về xã NTM. Trong đó, cần làm rõ các mục tiêu cụ thể như: Khẩn trương hoàn thiện Chương trình quốc gia mỗi xã một sản phẩm (one commun- one Product viết tắt OCOP) giai đoạn 2017-2020, định hướng đến 2030, làm cơ sở hướng dẫn các địa phương triển khai thực hiện nhằm tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa chất lượng cao mang tính đặc trưng, lợi thế của mỗi vùng đáp ứng yêu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Nội dung thực hiện chủ yếu tập trung phát triển sản phẩm, dịch vụ OCOP theo 6 nhóm sản phẩm chủ lực (thực phẩm, đồ uống, thảo dược, vải và may mặc, lưu niệm - nội thất - trang trí, dịch vụ du lịch nông thôn, bán hàng)

Tiếp tục chỉ đạo nâng cao chất lượng các tiêu chí đối với các xã, huyện đã đạt chuẩn, nhất là chủ động xây dựng mô hình điểm về nông thôn mới kiểu mẫu trên địa bàn. Các giải pháp thúc đẩy xây dựng NTM ở các xã khó khăn, các xã biên giới góp phần phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh, giữ vững ổn định chính trị, bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới quốc gia, trong đó ưu tiên hỗ trợ nâng cấp các công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ phát triển kinh tế  đời sống của người dân và thúc đẩy phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị.

Theo báo cáo tổng kết hoạt động VPĐP toàn quốc năm 2016, VPĐP NTM Trung ương, đến nay cả nước có 2.656 xã đạt chuẩn NTM, 33 đơn vị cấp huyện được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn NTM. Phấn đấu đến hết năm 2017, cả nước có ít nhất 31% số xã đạt chuẩn NTM, có ít nhất 38 đơn vị cấp huyện được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn NTM.

Theo báo cáo ông Lê Đình Sơn, Bí thư tỉnh ủy, Trưởng Ban chỉ đạo chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM tỉnh Hà Tĩnh. Lê Đình Sơn khẳng định. Hà Tĩnh bắt tay triển khai xây dựng NTM khi số tiêu chí bình quân mới đạt 4,1 tiêu chí/xã, không có xã đạt trên 10 tiêu chí và có đến 120 xã đạt dưới 5 tiêu chí, đặc biệt là còn gặp khó khăn, bỡ ngỡ trong công tác chỉ đạo, phương pháp, cách làm và ý thức của người dân chưa cao. Những khó khăn khách quan, chủ quan đó đã được cấp ủy, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở và mỗi người dân nhìn nhận thẳng thắn để nhanh chóng khắc phục, triển khai thực hiện ngày càng hiệu quả, đi vào chiều sâu.

Hơn 6 năm qua, phong trào xây dựng NTM của Hà Tĩnh đã đạt được kết quả toàn diện, có chiều sâu, bền vững với nhiều dấu ấn rõ nét. Mức độ đạt được các tiêu chí đều nâng lên (1,2 lần); số tiêu chí đạt chuẩn tăng bình quân 2 tiêu chí/xã; tiêu chí đạt chuẩn bình quân 14,4 tiêu chí/xã, có 82/230 xã (35,6%) đạt chuẩn NTM; không còn xã dưới 9 tiêu chí.

Hà Tĩnh xác định cốt lõi xây dựng NTM là phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân. Vì thế, ngay từ năm 2012 tỉnh đã quy hoạch xây dựng sản phẩm chủ lực, sau đó khi Thủ tướng phê duyệt đề án tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng NTM thì Hà Tĩnh bắt đầu phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị với 3 yếu tố cần gồm: Doanh nghiệp, khoa học công nghệ và HTX, tổ hợp tác."Đến nay Hà Tĩnh đã có những sản phẩm hình thành theo định hướng trên như: Cây ăn quả, chăn nuôi bò, lợn, hươu, nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, đây mới chỉ là kết quả bước đầu. Vì thế, những năm tới Hà Tĩnh sẽ tiếp tục ưu tiên nguồn lực tối đa để hỗ trợ các địa phương, người dân thực hiện Chương trình. Riêng năm 2017, dù ngân sách khó khăn nhưng tỉnh sẽ dành khoảng 300 tỷ đồng cho NTM (kế hoạch năm 2017 đầu tư 24 xã đạt chuẩn NTM), nếu thu ngân sách thêm được đồng nào tỉnh cũng sẽ ưu tiên hỗ trợ thêm cho nông thôn mới.

Một số sản phẩm nông nghiệp hàng hóa chủ lực có bước phát triển đột phá theo hướng hiện đại; thu hút được các doanh nghiệp lớn đầu tư vào nông nghiệp; hình thành mới trên 13.000 mô hình SXKD có hiệu quả. Bộ mặt nông thôn có nhiều khởi sắc, kết cấu hạ tầng KT-XH... được đầu tư xây dựng khang trang theo hướng hiện đại, môi trường sống ở các khu dân cư xanh - sạch - đẹp, bản sắc văn hóa làng quê được giữ gìn và phát huy.

Đặc biệt, Hà Tĩnh đã có cách làm sáng tạo khi xây dựng thêm tiêu chí thứ 20 - tiêu chí khu dân cư NTM kiểu mẫu, vườn mẫu. Đến nay, có 120 thôn đã xây dựng khu dân cư NTM kiểu mẫu (hỗ trợ mỗi thôn 300triệu/thôn bằng xi măng), trên 6.000 vườn mẫu được xây dựng, trong đó, 1.300 vườn đạt chuẩn (hỗ trợ 5 triệu/vườn).

Kết quả đạt được quan trọng nhất là đã làm chuyển biến được nhận thức, ý thức của người dân tại các thôn xây dựng khu dân cư NTM kiểu mẫu về phát triển kinh tế trong khu dân cư, chỉnh trang nhà ở, xây dựng hàng rào xanh, bảo vệ môi trường; tăng thêm mối đoàn kết trong cộng đồng dân cư và huy động được sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị trong thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM. Hà Tĩnh Chúng tôi kiên trì về vấn đề phát triển sản xuất có liên kết, đặc biệt quan tâm hàng hóa chủ lực theo chuỗi giá trị, tái cơ cấu kinh tế nói chung và tái cơ cấu nông nghiệp, không chỉ phát triển kinh tế trong nông nghiệp mà còn phát triển kinh tế tổng hợp" -

Về hướng tới chuyên trách, chuyên nghiệp: Thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao, Văn phòng Điều phối NTM tỉnh Hà Tĩnh đã tham mưu cho Ban Chỉ đạo, UBND tỉnh ban hành hơn 150 văn bản các loại chỉ đạo thực hiện chương trình.

Đặc biệt, văn phòng đã thực hiện tốt việc chủ trì tham mưu xây dựng cơ chế, chính sách, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát thực hiện. Các chính sách, nghị quyết đã thực sự đi vào cuộc sống, là "đòn bẩy" thúc đẩy tiến độ hoàn thành các tiêu chí, phát triển KT-XH ở các địa phương. Các nội dung, công việc được điều phối triển khai nhịp nhàng, nhanh chóng, thông suốt từ tỉnh xuống cơ sở; các chủ trương, chính sách được tuyên truyền, triển khai kịp thời đến tận người dân; việc kiểm tra, bám sát cơ sở được thực hiện thường xuyên, liên tục, sâu sát nắm bắt, phát hiện các vấn đề, khó khăn, vướng mắc ở cơ sở để tham mưu Ban Chỉ đạo, UBND tỉnh chỉ đạo, bổ cứu kịp thời; đồng thời, đôn đốc, chỉ đạo cơ sở thực hiện, góp phần quan trọng thúc đẩy chương trình nhanh hơn, có chiều sâu và bền vững hơn…

Hà Tĩnh xác định cốt lõi xây dựng NTM là phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân. Vì thế, ngay từ năm 2012 tỉnh đã quy hoạch xây dựng sản phẩm chủ lực, sau đó khi Thủ tướng phê duyệt đề án tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng NTM thì Hà Tĩnh bắt đầu phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị với 3 yếu tố cần gồm: doanh nghiệp, khoa học công nghệ và HTX, tổ hợp tác."Đến nay Hà Tĩnh đã có những sản phẩm hình thành theo định hướng trên như: cây ăn quả, chăn nuôi bò, lợn, hươu, nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, đây mới chỉ là kết quả bước đầu. Vì thế, những năm tới Hà Tĩnh sẽ tiếp tục ưu tiên nguồn lực tối đa để hỗ trợ các địa phương, người dân thực hiện Chương trình. Riêng năm 2017, dù ngân sách khó khăn nhưng tỉnh sẽ dành khoảng 300 tỷ đồng cho NTM (kế hoạch năm 2017 đầu tư 24 xã đạt chuẩn NTM), nếu thu ngân sách thêm được đồng nào tỉnh cũng sẽ ưu tiên hỗ trợ thêm cho nông thôn mới.

Xây dựng NTM là một "cuộc cách mạng" vì thế phải làm kiên trì và quan trọng nhất là tạo được ý thức tự giác của dân. Kinh nghiệm Hà Tĩnh rút ra được tiếp theo là sự vào cuộc của cán bộ quyết định thành – bại của chương trình, ở đâu cán bộ làm NTM từ cái tâm, trái tim mình thì ở đó phong trào sẽ lên. Phát huy tối đa quyền dân chủ cơ sở. Ban hành cơ chế chính sách kịp thời. Kiểm tra, nhắc nhở cơ sở thường xuyên. Huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc nhưng xã chủ động làm, huyện hướng dẫn còn tỉnh giám sát, hỗ trợ chính sách. Đặc biệt, Văn phòng điều phối NTM các cấp phải chuyên nghiệp dần, hướng đến làm chuyên trách chứ không phải là cán bộ điều động như hiện nay. (Tổng số cán bộ văn phòng điều phối 39 người, trong đó: Biên chế 7 người, cán bộ điều động từ các sở, ngành 32 người nhưng lảnh lương từ cơ quan được cử.

Phát biểu tại buổi làm việc, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường chia sẻ những khó khăn của Hà Tĩnh thời gian qua, đồng thời đánh giá cao sự chỉ đạo quyết liệt của tỉnh trong phát triển KT-XH, đặc biệt là công tác khắc phục, xử lý, ổn định sản xuất sau sự cố môi trường.

Sau khi nghe các ý kiến phát biểu, đề xuất của các địa phương, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh: Xây dựng NTM là chương trình hành động cụ thể, tổng hợp, đầy đủ nhằm thể chế hóa thực hiện Nghị quyết 26 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

Giai đoạn 1 (2011 - 2015) xây dựng NTM trở thành phong trào sâu rộng, ý nghĩa và hết sức thiết thực. Những năm gần đây chưa có chương trình nào đi vào cuộc sống như vậy. Trong một thời gian ngắn, cả nước huy động được gần 900 nghìn tỷ; hoàn thiện một phần lớn các thiết chế hạ tầng; giao thông, công trình thủy lợi tăng gấp 10 lần giai đoạn 2005 - 2010; hơn 20 nghìn mô hình ở các quy mô khác nhau "sống" được, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân.

"Tuy nhiên, giai đoạn này vẫn có nhiều nút thắt, bất cập đặt ra như: Phát triển vùng miền không đồng đều; 19 nhóm tiêu chí đưa ra nhưng áp dụng vào nhiều vùng không phù hợp, đặc biệt là nhóm tiêu chí cứng như đường, trường, trạm, chợ...; công tác chỉ đạo đến phân bổ nguồn lực đang tập trung nhiều vào cơ chế hạ tầng mà chưa chú trọng đổi mới sản xuất, thay đổi tư duy, môi trường sống, môi tường sản xuất; một số nơi chạy theo tiến độ dẫn đến nợ nhiều...

Để giải quyết bài toán trên, Bộ trưởng đưa có 4 nhóm giải pháp giai đoạn 2016 - 2020 tập trung thực hiện gồm:

Thứ nhất: Tăng tiềm lực đầu tư kinh tế cho khu vực nông thôn bằng cả nguồn xã hội và nguồn ngân sách, riêng ngân sách Trung ương giai đoạn này sẽ đầu tư 63 nghìn tỷ đồng; ưu tiên cao nhất cho những vùng có điều kiện kinh tế khó khăn.

Thứ hai: Chỉnh sửa bộ tiêu chí sao cho phát triển hạ tầng phù hợp điều kiện phát triển KT-XH, cũng như nhu cầu văn hóa từng vùng miền. Theo đó, năm 2016, Thủ tướng ban hành bộ tiêu chí mới, trong đó, tập trung nhiều hơn vào việc tổ chức thúc đẩy sản xuất, môi trường, an ninh trật tự, duy trì bản sắc văn hóa..., còn lại thiết chế hạ tầng khác như đường, chợ, công trình thủy lợi... thì giao cho Chủ tịch tỉnh linh hoạt, tùy điều kiện địa phương để quy định cụ thể.

Thứ ba: Thực hiện cơ cấu lại nông nghiệp.

Thứ tư: Là công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tuyên truyền.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cũng nhấn mạnh: "Qua xem xét, đánh giá mô hình mỗi làng một sản phẩm OCOP ở tỉnh Quảng Ninh và vườn mẫu gắn với khu dân cư kiểu mẫu ở Hà Tĩnh, Trung ương nhận thấy đây là những mô hình rất sáng tạo, phù hợp. Vì thế, Trung ương quyết định sẽ phổ biến 2 mô hình này trên toàn quốc"./.

Nguyễn Văn Nhành

Chi cục Phát triển Nông thôn


  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây