Hội nghị toàn quốc về đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn

Thứ ba - 28/03/2017 22:00 1.659 0

Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đã được Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1956. Qua 6 năm thực hiện đã đạt được kết quả nhất định tuy nhiên đối với những yêu cầu về sản xuất nông nghiệp trong tình hình mới đòi hỏi công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn phải đổi mới để đáp ứng được yêu cầu đặt ra . Ngày 1/7/2015 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quyết định 971 sửa đổi một số điều của Quyết định 1956. Để đánh giá kết quả triển khai sau hơn 1 năm thực hiện Quyết định 971 và bàn giải pháp triển khai trong thời gian tới, ngày 23/3, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức hội nghị toàn quốc về đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn.

Dự và Chủ trì hội nghị có đồng chí Nguyễn Xuân Cường, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; đồng chí Trần Thanh Nam Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; đồng chí Đào Ngọc Dung, Bộ trưởng Bộ Lao động - TBXH; Thứ trưởng Bộ Lao động - TBXH Doãn Mậu Diệp; cùng lãnh đạo một số Bộ, ban, ngành Trung ương; lãnh đạo UBND một số tỉnh, thành phố cùng Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Lao động – TBXH, Chi cục Phát triển nông thôn của 63 tình. thành phố.

untitled.bmp

Tại hội nghị, các đại biểu đã được nghe đại diện Bộ Lao động - TBXH báo cáo tổng quan về đào tạo nghề cho lao động nông và kế hoạch thực hiện trong giai đoạn 2016 - 2020; Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn khái quát kết quả đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn và kế hoạch năm 2017 cũng như giai đoạn 2016 - 2020. Lãnh đạo UBND một số tỉnh và các Sở Lao động - TBXH cũng đã phát biểu tham luận, trao đổi kinh nghiệp trong việc triển khai thực hiện công tác này tại địa phương và đưa ra một số kiến nghị trong thời gian tới. Trong đó tập trung vào việc đề nghị rà soát lại danh mục nghề, xây dựng bổ sung chương trình, giáo trình các nghề phù hợp với tái cơ cấu ngành nông nghiệp; tập trung tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của các cấp nhằm góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy nghề cho lao động nông thôn; ưu tiên bố trí kinh phí đào tạo nghề nông nghiệp cho các tỉnh và vùng khó khăn, đồng thời cần sơm xây dựng bộ hướng dẫn riêng thực hiện chính sách Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn...

Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường kết luận bày tỏ nhấn mạnh đã xác định về sự  Phát triển nguồn nhân lực là nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển nông nghiệp theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Nước ta đang trong thời điểm có dân số vàng, chỉ đến quốc gia chỉ 1 lần và kéo dài khoảng 5 đến 10 năm nữa. Đồng thời tác động biến đổi khí hậu đến Việt Nam với tốc độ diễn biến thay đổi rất nhanh nên cần có giải pháp phát triển nguồn nhân lực. Do đó có các giải pháp sau:

+ Tiếp tục thực hiện nhiệm vụ phát triển nguồn nhân lực

+ Tập trung chỉ đạo phát triển nông nghiệp"Nông nghiệp- nông dân – nông thôn"

+ Thống nhất hành động, thống nhất chính sách 

+ Thích ứng biến đổi khí hậu và hội nhập kinh tế

+ Đầu tư đào tạo nguồn nhân lực

Qua các báo cáo thực hiện Đề án 1956, trong 6 năm thực hiện còn nhiều bất cập như cơ chế, phương thức, đối tượng … cùng với đó là yêu cầu mới, là tiêu chí của liên hiệp quốc tế, tái cơ cấu ngành hướng tới mục tiên an sinh xã hội. Do đó cần lưu ý 7vấn đề về :

Vấn đề 1:Nhận thức là nguyên nhân quyết định hình thành đào tạo nghề. Coi đào tạo là tiềm năng lợi thế của đất nước (lao động có tay nghề) để cung cấp lao động cho nông nghiệp, cung cấp lao động cho dịch vụ và phục vụ chính cho doanh nghiệp, cho nhu cầu đô thị, gắn với hội nhập quốc tế.

Vấn đề 2: Căn cứ đặc điểm tình hình, sản xuất của địa phương, nhu cầu của xã hội để có chương trình hành động tốt cho công tác đào tạo nghề

Vấn đề 3: phải gắn thực tế nhu cầu, cơ sở dạy đào tạo, cơ sở sản xuất vùng, điểm, nhu cầu của người đào tạo với vùng sản xuất nông nghiệp

Vấn đề 4: Lồng ghép nhiều chương trình, dự  án như chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, sản xuất nông nghiệp thực hành tốt, nông nghiệp hữu cơ, sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Xã hội hoá các đối tượng tham gia. Hợp tác nhiều

nguồn kinh tế

Vấn đề 5: Trong các đối tượng đào tạo theo QĐ 971 cần chú ý nhiều đến  trang trại, doanh nghiệp nhỏ, Hợp tác xã cùng các đối tượng khác

Vấn đề 6:Đây là một trong những hạt nhân trong chương trình đào tạo nguồn nhân lực để tái cơ cấn ngành nông nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp thông minh để khai thác các sản phẩm đặc trưng của vùng, hình thành các Hợp tác xã kiểu mới

Vấn đề 7: Cần chỉ đạo điều hành thường xuyên liên tục từ Trung ương đến địa phương, trong đó Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh thành cơ quan chủ trì cùng với Sở lao động Thương binh và Xã hội phối hợp với các Sở ngành thực hiện xây dựng chương trình, kế hoạch, cơ chế, chính sách, mô hình…./.


                                                                                                                                                                           Chi cục Phát triển nông thôn Tây Ninh

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây