Hội nghị Phát triển “Mỗi xã một sản phẩm” trong xây dựng nông thôn mới gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp (OCOP)

Thứ hai - 20/03/2017 19:00 378 0

Ngày 1- 2/2017 tại Thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, Bộ Nông nghiệp và PTNT tổ chức Hội nghị  Phát triển “Mỗi xã một sản phẩm” trong xây dựng nông thôn mới gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp.Text Box:

Kết quả hình ảnh cho phát biểu trịnh đình dũng ocop quảng ninhuntitled.JPG

Ngày 1- 2/2017 tại Thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, Bộ Nông nghiệp và PTNT tổ chức Hội nghị  Phát triển "Mỗi xã một sản phẩm" trong xây dựng nông thôn mới gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp.

Chủ trì Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, Nguyễn Xuân Cường Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT, ông Nguyễn Văn Đọc Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Quảng Ninh. Cùng tham dự có các Ông bà là Thứ trưởng các Bộ: Nông nghiệp và PTNT; Kế Koạch và Đầu tư; Khoa học và Công nghệ; Tài nguyên và Môi trường; Tài chính, Liên minh HTX Việt Nam. Lãnh đạo Văn phòng điều phối NTM Trung ương, lãnh đạo Văn phòng Điều phối, lãnh đạo Chi cục PTNT 63 tỉnh, thành phố.

Trong báo cáo đề dẫn Thứ trưởng Trần Thanh Nam Bộ Nông Nghiệp và PTNT, nhấn mạnh, phát triển "Mỗi xã một sản phẩm" trong xây dựng nông thôn mới, viết tắt OCOP (one commun- one Product) có nhiều ý nghĩa trong phát triển ngành nghề và giải quyết nhiều mặt an sinh nông thôn, nhiệm vụ tới đây nhân rộng OCOP và kiến nghị Chính phủ chấp thuận cho Bộ Nông nghiệp và PTNT dự thảo Nghị định Phát triển làng nghề mới, thay thế Nghị định 66/2006/NĐ-CP ngày 7/7/2006 hiện đã không còn phù hợp thực tiễn.

Sau 10 năm triển khai thai thực hiện, cả nước đã đạt những thành tựu quan trọng, nhiều nghề truyền thống đã được khôi phục và phát triển như: Nghề thêu, dệt thổ cẩm, gốm sứ, mây tre đan đát, nghề phi nông nghiệp, nghề chế biến bảo quản nông lâm thủy sản… đa số các tỉnh thành phố đã phê duyệt phát triển ngành nghề nông thôn giúp cho các làng nghề, doanh nghiệp vừa và nhỏ, HTX, kinh doanh ngành nghề nông thôn được ưu tiên phát triển, hưởng được chế độ ưu đãi của nhà nước. Hiện nay có 56.109 doanh nghiệp. 797 HTX, 119 THT tham gia hoạt động ngành nghề nông thôn. Hiện nay, cả nước có 5.411 làng nghề và làng có nghề, trong đó có 1864 làng nghề truyền thống 115 nghề được công nhận và cơ sở ngành nghề nông thôn tăng bình quân 8,8-98% giá trị, tăng bình quân khoảng 15% đã thu hút được 30% lao động có thu nhập thường xuyên

Ông Đặng Huy Hậu, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Ninh cho biết từ chỉ đạo của Trung ương, tỉnh đã phê duyệt đề án cơ cấu lại nông nghiệp và tổ chức đi tham khảo kinh nghiệm các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan… và nhận thấy mô hình mỗi làng một sản phẩm (OVOP) của Nhật Bản, mỗi cộng đồng một sản phẩm (OTOP) của Thái Lan, có thể giải mã những nút thắt phát triển nông nghiệp nông thôn ở Quảng Ninh. Từ đó, năm 2013, tỉnh Quảng Ninh quyết định phê duyệt và thực hiện Chương trình OCOP Quảng Ninh. Đây là mô hình người dân sáng tạo là chủ thể chính, hợp tác làm ăn qua DNNVV và HTX, nhà nước làm "bà đỡ" bằng hỗ trợ chính sách, khoa học công nghệ và xúc tiến thương mại.

Ông Đặng Huy Hậu đúc kết ra 6 kinh nghiệm làm OCOP của Quảng Ninh, trong đó phải tập trung thống nhất quyết tâm về nhận thức và ý chí lãnh đạo triển khai OCOP. Kết quả, OCOP đã thúc đẩy các DN, HTX, THT phát triển nhanh cả về số lượng, quy mô và chất lượng, theo hướng nâng cao giá trị sản phẩm và phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị góp phần hình thành hệ thống tổ chức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm trong khu vực nông nghiệp và nông thôn.

Tham luận tại hội nghị, Chủ tịch Liên minh HTX Việt Nam mong muốn Chính phủ ưu tiên hơn nữa các nguồn lực phát triển HTX gắn với cái gốc sản xuất, giải quyết được đời sống, việc làm, giảm nghèo. "Ưu thế OCOP phát triển được làng nghề, nguyên liệu, dược liệu, du lịch, vốn tại chỗ, công nghệ mới nằm trong tầm tay đưa vào ứng dụng. Như vậy, cả thời gian nông nhàn, già trẻ lao động và cả những người thương binh tàn tật, tức là những vấn đề an sinh xã hội, phù hợp với xu thế CNH dư thừa lao động".

Thành tựu:

- Nhiều ngành nghề truyền thống được khôi phục và phát triển một số nghề phi nông nghiệp mới được mở mang.

- Đa số các tỉnh, thành phố đã phê duyệt quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn, chủ động ban hành cơ chế, chính sách để tạo điều kiện thuận lợi cho làng nghề, doanh nghiệp, HTX kinh doanh ngành nghề nông thôn phát triển.

- Nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ, các HTX, THT được thành lập và phát triển, làm đầu mối trong sản xuất kinh doanh.

- Ngành nghề nông thôn phát triển đã góp phần nâng cao giá trị sản xuất và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống trên địa bàn địa phương. Cải thiện đời sống, tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh so với bình quân chung của cả nước.

Những mặt hạn chế tồn tại:

- Chất lượng nhiều loại sản phẩm không cao, không đồng đều mẫu mã bao bì, kiểu dáng còn hạn chế do thiết bị công nghệ còn lạc hậu, chưa chủ động nguồn nguyên liệu quy mô nhỏ, chưa tập trung sản xuất hàng hóa lớn.

- Cơ sở hạ tầng làng nghề chưa đáp ứng để phát triển làng nghề bền vững, môi trường ngày càng trầm trong, nhưng chưa giải quyết triệt để.

- Lao động làng nghề có xu hướng chuyển ra thành phố, khu chế xuất, khu công nghiệp, thợ có tay nghề đang dần bị mai một.

- Thị trường tiêu thụ sản phẩm làng nghề còn hạn hẹp, chưa khai thác thị trường trong nước và xuất khẩu, khả năng xúc tiến thương còn yếu, chưa có chiến lược phát triển sản phẩm một cách bền vững.

- Chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề nông thôn ban hành khá nhiều, song dẫn còn thiếu và chưa có sự thống nhất, chưa khai thác tốt tiềm năng du lịch gắn với tiêu thu và quảng bá sản phẩm truyền thống của làng nghề.

Bài học kinh nghiệm  sau 10 năm khiển khai nghị định 66/2006/NĐ- CP:

- Địa phương nào mà là người dân hiểu được giá trị của ngành nghề nông thôn gắn với giá trị truyền thống của làng xã, thì ở đó người dân có ý thức giữ gìn và bảo vệ. Do đó, công tác tuyên truyền, vận động phát triển ngành nghề nông thôn là rất quan trọng.

- Nếu cấp chính quyền quan tâm chỉ đạo sâu sát, hỗ trợ bằng cơ chế, chính sách cụ thể thì nơi đó ngành nghề, làng nghề sẽ phát huy được giá trị và phát triển bền vững.

- Trên cơ sở phát huy lợi thế của mỗi địa phương, quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, HTX phát triển ngành nghề; huy động các nguồn lực tại chỗ để hổ trợ phát triển, gắn với quảng bá, giới thiệu sản phẩm và thúc đẩy phát triển du lịch làm cho ngành nghề nông thôn phát triển mạnh.

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng nhấn mạnh quá trình phát triển ngành nghề có ý nghĩa quan trọng, "ly nông bất ly hương" giữ vai trò rất quan trọng phát triển kinh tế nông thôn, gìn giữ và phát huy văn hóa, gắn kinh tế với phát triển văn hóa, du lịch… trong đó Quảng Ninh là điểm sáng. Ba năm thực hiện, OCOP khẳng định Chương trình có bước đi đúng, để lại nhiều bài học quý báu cho nhiều địa phương cả nước học hỏi kinh nghiệm.

Trong Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM giai đoạn 2016- 2020, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo phải tập trung "Phát triển sản xuất gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập cho người dân". Vì vậy, trong triển khai Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm", mỗi địa phương tùy theo điều kiện và hoàn cảnh lịch sử của mình, lựa chọn ra những sản phẩm có lợi thế, có thị trường; phải lấy người dân, các hộ gia đình là chủ thể để sản xuất, lấy doanh nghiệp, HTX làm động lực trong việc tổ chức sản xuất, tìm kiếm thị trường. Đồng thời, phải tạo ra các sản phẩm có chất lượng tốt, khối lượng lớn, khả năng cạnh tranh cao. Từ đó tạo ra nhiều việc làm ổn định ở khu vực nông thôn.

Phó Thủ tướng cho rằng tới đây Bộ Nông nghiêp và PTNT cần chủ trì phối hợp với Liên minh HTX Việt Nam và các Bộ, Ngành hoàn thiện thể chế, tạo hành lang pháp lý, tạo cơ chế chính sách mới hỗ trợ ngành nghề nông thôn phát triển.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường Bộ Nông nghiêp và PTNT kết thúc Hội nghị Bộ đã dự thảo Kế hoạch hành động và đề cương đề án phát triển phát triển gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp. Đề nghị Văn phối Điều phối NTM trung ương tổng hợp các tài liệu có liên quan về OCOP của tỉnh Quảng Ninh gởi cho các VP Điều Phối các tỉnh làm tài liệu tham khảo để xây dựng đề án cho địa phương mình./.

 

Chi cục Phát triển Nông thôn

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây