Để có nguồn thực phẩm sạch, an toàn nhằm đảm bảo cho sức khỏe và chất lượng cuộc sống của cộng đồng. Một sản phẩm an toàn thực phẩm được bắt đầu từ người sản xuất, người chế biến và người kinh doanh bởi chính họ mới biết rõ đâu là sản phẩm sạch hay có nguồn gốc từ đâu. Như vậy trước hết và quan trọng là các tổ chức, cá nhân tham gia sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm phải nâng cao ý thức, trách nhiệm, tuân thủ pháp luật và đạo đức nghề nghiệp vì sự an toàn cho người tiêu dùng.
Song song là sự quản lý, thanh tra của các cơ quan chuyên ngành, mặt khác Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam tỉnh, Hội nông dân Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam là một bộ phận không thể thiếu trong tuyên truyền, vận động, thực hiện giám sát thông qua hệ thống hội viên, các lớp tập huấn hướng dẫn: cách sản xuất, sơ chế, bảo quản, vận chuyển và tiêu dùng thực phẩm an toàn; cách sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, hóa chất, phụ gia thực phẩm; áp dụng các chương trình quản lý chất lượng tiên tiến theo tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt (GMP), hệ thống phân tích mối nguy và kiểm soát tới hạn (HACCP), hệ thống quản lý an toàn thực phẩm; xây dựng chuỗi thực phẩm trong sản xuất, chế biến, kinh doanh; sản xuất theo hướng nông nghiệp hữu cơ; xây dựng hệ thống nhà màng, nhà lưới sản xuất rau quả theo hướng an toàn; áp dụng và nhân rộng mô hình, quy trình sản xuất, kinh doanh; phát triển các chuỗi liên kết sản xuất, cung ứng nông sản an toàn góp phần đảm bảo an toàn thực phẩm đối với sức khỏe cộng đồng.
Mô hình trồng xà lách xoan tím thủy canh trong nhà màng tại Châu Thành, Tây Ninh
Và để có thông tin rõ ràng thì quá trình sản xuất, kinh doanh phải áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật quy định; các tiến bộ khoa học mới về công nghệ sinh học, công nghệ sau thu hoạch và công nghệ chế biến; cũng như phát triển các mô hình chuỗi đi cùng với thương hiệu, nhãn mác, bao gói để người tiên dùng yên tâm lựa chọn./.
Ý kiến bạn đọc