Định hướng xây dựng nông thôn mới tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2016 - 2020

Thứ tư - 28/12/2016 17:00 390 0

Thực hiện Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020, để triển khai Chương trình giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh, Sở Nông nghiệp và PTNT đang trình UBND tỉnh phê duyệt kế hoạch thực hiện Chương trình với mục tiêu:

Tiếp tục tập trung XDNTM gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng hiện đại, giá trị gia tăng cao, bền vững, làm thay đổi nhanh bộ mặt nông thôn. Thực hiện đồng bộ giữa đầu tư, xây dựng kết cấu hạ tầng thiết yếu về kinh tế - xã hội nông thôn gắn với phát triển sản xuất, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của dân cư nông thôn (nhất là vùng sâu, vùng biên giới). Xây dựng môi trường văn hóa - xã hội lành mạnh, văn minh, dân chủ, bình đẳng, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; bảo vệ môi trường nông thôn, làm chuyển biến rõ nét theo hướng xanh - sạch - đẹp. Quốc phòng và an ninh, trật tự được giữ vững. Điều chỉnh, bổ sung đề án Xây dựng xã nông thôn mới phải căn cứ vào khả năng nguồn vốn ngân sách, các nguồn huy động, khả năng đóng góp của doanh nghiệp, người dân để xác định lộ trình thực hiện phù hợp. Xác định nông thôn mới là nông thôn của khát vọng khởi nghiệp làm giàu, thu hút các nguồn lực phát triển và lan tỏa các giá trị bền vững; nông thôn của một thế hệ nông dân trí thức, dám nghĩ, dám làm, đổi mới sáng tạo.

Đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh: Các xã đã đạt chuẩn nông thôn mới được duy trì, nâng cao chất lượng theo quy định; 50/80 xã (trong đó có 15 xã biên giới), chiếm 62,5% số xã toàn tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới; phấn đấu Thành phố Tây Ninh hoàn thành nhiệm vụ XDNTM; thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn đạt 50 triệu đồng/người/năm; bình quân tiêu chí đạt 16,8 tiêu chí/xã; không có xã dưới 10 tiêu chí.

Để đạt mục tiêu như trên, một số giải pháp chủ yếu đã được đề ra như: XDNTM với quan điểm dựa vào nội lực cộng đồng dân cư là chính, có sự hỗ trợ một phần từ ngân sách Nhà nước; khuyến khích các thành phần kinh tế cùng tham gia; tiếp tục thực hiện nguyên tắc "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và dân hưởng thụ"; ưu tiên đầu tư các xã biên giới. Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, vận động; nâng cao chất lượng quy hoạch và quản lý quy hoạch nông thôn; đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn; thu hút các nguồn lực đầu tư; tăng cường phát triển y tế, giáo dục, văn hoá, xã hội, môi trường; củng cố, đổi mới các hình thức tổ chức sản xuất./.

Nguyễn Ngọc Thanh Thảo

Chi cục Phát triển nông thôn

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây