Trồng và khai thác cao su theo hướng bền vững

Thứ năm - 03/01/2013 23:10 1.787 0

 Ks. Nguyễn Văn Nhành - TTKN

Tây Ninh là một tỉnh nông nghiệp, nằm trong khu vực Đông Nam Bộ có điều kiện tự nhiên, khí hậu thời tiết, thổ nhưỡng phù hợp cho quá trình phát triển các loại cây công nghiệp như: Mía, mì, cao su, đậu phộng, điều… tạo sự đa dạng trong sản xuất. Trong sự đa dạng đó có cây cao su cũng được xác định là một trong những cây trồng chính thế mạnh của tỉnh, với tổng diện tích cao su đến thời điểm này khoảng 78.000 ha, trong đó đại điền 20.800 ha, tiểu điền 57.200 ha đứng thứ 3 về diện tích trong khu vực sau Bình Dương và Bình Phước. Hiện nay đã khai thác trên 49.967 ha, năng suất mủ bình quân (đại điền và tiểu điền ) 2.101kg/ha là tỉnh có năng suất cao su cao nhất nước. 

Chúng ta thử tìm hiểu nguyên nhân vì sao Tây Ninh đạt năng suất cao nhất trong khu vực và cả nước:

 - Do giá cao su hấp dẫn người dân trồng cao su cũng mạnh dạn đầu tư về giống mới chủ yếu trên khu vực cao su tiểu điền gồm các giống PB 260; PB 235; VM 215; VRRIV 2: VRRIV 4; LAI HOA … có năng suất cao, bình quân năng suất mủ đạt trên 2 tấn/ha.

- Về sử dụng phân bón: Người trồng cao su Tây Ninh sử dụng phân bón khá cao trong thời kiến thiết cơ bản (thời kỳ cây con chưa khai thác) cũng như thời kỳ kinh doanh (thời kỳ đã cho khai thác mủ) với lượng phân bón từ 1.000 kg đến 1.500 kg về phân vô cơ (NPK). Mật độ thường tăng hơn theo quy trình hướng dẫn (cao hơn từ 110 -240/ha), tăng mật độ trước mắt có hiệu quả trong giai đoạn đầu, nhưng về sau mức độ cạnh tranh ánh sáng dinh dưỡng rất mạnh, vườn không thông thoáng sâu bệnh dễ tấn công, còn yếu tố quan trọng là dễ đỗ ngã.

- Do Tây Ninh có lòng Hồ Dầu Tiếng, hệ thống kênh mương cấp 1; 2; 3 khá hoàn chỉnh, những vùng đất chưa hệ thống tưới, chưa tự chảy sẽ nâng cao được mạch nước ngầm giúp cho người trồng cao su, khai thác từ mạch nước ngầm để tưới cho cây cao su (dùng mô-tơ hoặc máy dầu) trong lúc bị nắng hạn, nhất là tưới trong mùa khô làm rút ngắn quá trình phục hồi trong giai đoạn rụng lá sinh lý, kéo dài được thời gian khai thác, tăng năng suất và sản lượng khai thác mủ.

- Chế độ cạo thường sử dụng chế độ cạo nữa vòng thân cây (S/2) nhịp độ cạo có thể là d2; d3. Do giá mủ cao su có lúc lên đến 5.000 USD (trên100 triệu đồng/tấn) một số chủ vườn cao su tiểu điền tăng mật độ trên ha, tăng lượng phân bón lên gấp đôi, cho mở 2 miệng tăng khả năng khai thác mủ.

 Qua những nguyên nhân trên cho chúng ta thấy một bức tranh rất rõ nét Tây Ninh là tỉnh trồng cao su đạt năng suất bình quân cao nhất của cả nước, nhưng chưa mang tính bền vững mà chạy đua với thị trường trước mắt mà không tính được tương lai, nhất là đối với cao su tiểu điền.

Như vậy, trồng và khai thác cao su như thế nào? để mang tính bền vững, tùy theo điều kiện đất đai của từng địa phương, kỹ thuật canh tác, kỹ thuật khai thác mủ mà chúng ta có thể chọn một số giải pháp phát triển bền vững như sau:

Sử dụng phân bón:

Cây cao su cũng các loại cây trồng khác, cây cần sử dụng tất cả khoảng 16 nguyên tố dinh dưỡng cơ bản bao gồm cacbon (C), hydrô (H), oxy (O), nitơ (N), phốtpho (P), kali (K), magiê (Mg), canxi (Ca), lưu huỳnh (S), sắt (Fe), măngan (Mn), đồng (Cu), kẽm (Zn), môlipđen (Mo), bo (B) và clo (Cl), tuy nhiên khác với cây trồng khác đối với cây cao su ngoài trừ N,P,K và một phần Magiê tất cả dưỡng chất đều có sẵn trong tự nhiên bù đắp nhu cầu cây cao su không phải cung cấp thêm trong đó C, H, O được cung cấp từ không khí và nước các chất còn lại được cung cấp từ đất và thông qua phân bón.

Phân bón là yếu tố quan trọng để rút ngắn thời gian trong thời kỳ kiến thiết cơ bản tất cả các vùng đất đều có độ chua là khá tốt đối cây cao su thích hợp pH từ 4,5-5. Đối với đất xám Đông Nam Bộ có pH 4,19 chua hơn, độ phì kém, Magiê trao đổi thấp.

Bón phân trong thời kỳ kiến thiết cơ bản: Cần bón NPK theo tỷ lệ: 2- 2 -1 hoặc 2- 2- 1,5.

- Như vậy nếu sử dụng phân hỗn hợp 20 -20 -15 bón qua các năm như sau: Năm thứ 1: 150 – 200 kg; Năm thứ 2: 200- 250 kg; Năm thứ 3: 250-300 kg; Năm thứ 4: 350 -340 kg; Năm thứ 5: 450- 500 kg; Năm thứ 6: 550-600 kg.

Nếu bón phân tổng hợp 16 -16- 8 chúng ta bón như sau: Do lượng NPK trong phân hỗn hợp thấp, vì thế mỗi năm cần bón tăng thêm 25% thí dụ: Nếu bón loại phân 20-20-15 năm thứ 1: 150-200 kg, thì bón loại phân 16 -16 – 8 năm thứ nhất phải tăng khoảng thêm 38 kg như vậy lượng là 188-238kg.

Bón phân trong thời kỳ kinh doanh: Cần bón NPK theo tỷ lệ: 2- 1 -2 hoặc 2-1- 2,2. Trong giai đoạn khai thác mủ cây bắt đầu giao tán, lá cao su khi rụng đây là nguồn hữu cơ đáng kể cung cấp cho đất khi hoai mục, vì thế có thể chúng ta giảm lượng phân lân (P2O5) mà cần phải tăng lượng Kali (K2O) cho cây ít đổ ngã, chống chịu sâu bệnh, tăng năng suất cũng như chất lượng mủ cao su. Phương pháp bón phân đơn như sau:

Năm cạo

Hạng đất

Tổng lượng  NPK

Urea (46% N)

Lân nung chảy

(16%P2O5)

Kali

(60% K2O)

Tổng lượng hổn hợp

1-10

I

200

152

400

117

669

 

II

228

174

450

133

757

 

III

255

196

500

150

846

11-20

chung

277

217

500

167

884

 

Nhằm giúp cho người trồng cao su đỡ phải tính toán, phối trộn. Hiện nay trên thị trường có nhiều loại phân hổn hợp NPK chuyên dùng cho cây cao su trong thời kỳ kinh doanh, cũng cho những hiệu lực sinh học và cho hiệu quả khá cao. Nhờ sự tính toán cân đối phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của cây cao su phù hợp với tính chất đất sự cân đối tỷ lệ hợp lý giữa 3 nguyên tố dinh dưỡng đa lượng (N, P, K) cân đối giữa các yếu tố trung lượng (Ca, Mg, S, Si) với các nhóm nguyên tố vi lượng (Zn, Mn, Bo, Fe, Cu).

Có thể sử dụng phân bón chuyên dùng cho cây cao su:

- Phân bón chuyên dùng RS – 21.3 của CT VTNN Khánh Linh

(12.4% N + 8.7 P2O5 +12.6 K2O + khoáng ZEOLIT 12%, CaO 2%, Mg 1%).

- Cao su trong thời kỳ kinh doanh (16%N + 6 P2O5 + 18 K2O) CT CP Bình Điền.

Ngoài lượng phân vô cơ cần lưu ý bón bổ sung hàng năm phân chuồng hoai từ 5 -10 tấn phân chuồng kết hợp với việc bón thêm vôi hoặc vôi xám từ 1 -1,5 tấn/ha.

Giống cao su khuyến cáo Giai đoạn 2011 -2015: Cần lưu ý các giống được viện Viện nghiên cứu cao su Việt Nam khuyến cáo các tỉnh Đông Nam Bộ như sau: Gồm các giống PB 255, PB 260, RRIV1, RRIV 5 IRCA 130, RRIV 106, RRIV 109, RRIV 120, RRIV 124 (cơ cấu không quá 10 - 20% mỗi giống, nhằm hạn chế lây lan dịch bệnh) - (Giống cao su tạm ngưng khuyến cáo giống RRIV 2 , RRIV 3, RRIV 4 do nhiễm vàng lá do nấm Corynespora).

Giống là yếu tố quan trọng, trong công tác chọn giống cao su cần quan tâm giống chống chịu 1 số loại bệnh đồng thời nâng cao năng suất, sản lượng, góp phần nâng cao hiệu quả cho người trồng cao su.

Chế độ cạo thường sử dụng chế độ cạo nửa vòng thân cây (S/2) nhịp độ cạo có thể là d2; d3. Như vậy cạo theo nhịp độ nào là hợp lý?

- Nếu chế độ cạo theo nhịp cạo d/2, năng suất có tăng hơn, nhưng mức độ đi dâm nhanh hơn dễ bị bệnh sinh lý khô miệng cạo, khi quay lại cạo (BI -2) trong khi tái sinh chưa phục hồi hoàn toàn sẽ ảnh hưởng đến năng suất chất lượng mủ sau này. Nếu cạo theo nhịp độ d/3 tuy năng suất mủ có giảm nhưng nếu chú ý sử dụng chất kích thích ra mủ 2,5% vì chế độ cạo này ít gây vết thương cho cây cao su tiết kiệm vỏ cạo (dâm cạo), vì thế đảm bảo năng suất, chất lượng về lâu dài đạt hiệu quả cao.

- Nếu mở 2 miệng cạo, tăng lượng phân bón tăng gấp đôi trên cây cao su đã cạo được 2 -3 năm thì hiệu quả trước mắt rất rõ rệt nhưng lại lãng phí lượng phân bón, nhưng về lâu dài cây sẽ mau già cỗi, rút ngắn thời gian kinh doanh trên dưới khoảng 10 năm hiệu quả thấp.

 Trên đây là một vài biện pháp phát triển cao su theo hướng bền vững, tùy theo điều kiện từng vùng, từng nơi mà áp dụng các biện pháp cho phù hợp góp phần kéo dài thời gian kinh doanh, tăng thu nhập và tăng hiệu quả của người trồng cao su nhất là cao su tiểu điền.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây