GIẢI PHÁP KINH TẾ KỸ THUẬT VÀ THỊ TRƯỜNG CÂY CÓ MÚI CỦA TÂY NINH

Thứ hai - 29/07/2013 22:05 206 0
Tây Ninh là một tỉnh khu vực Đông Nam Bộ là nơi tiếp giáp với các tỉnh Tây Nguyên và Đồng Bằng Sông Cửu Long, vì thế cây trồng của Tây Ninh cũng rất đa dạng và phong phú. Từ trung tâm Thị Xã Tây Ninh trở về các huyện phía Bắc điều kiện đất đai thích nghi cho những cây trồng cạn và cây công nghiệp dài ngày. Diện tích cây ăn quả khoảng 15.000ha, trong đó diện tích cây có múi 1264ha chiếm 8,5%, được trồng rải rác trên các địa bàn huyện thị.

 

 

Tây Ninh là một tỉnh khu vực Đông Nam Bộ là nơi tiếp giáp với các tỉnh Tây Nguyên và Đồng Bằng Sông Cửu Long, vì thế cây trồng của Tây Ninh cũng rất đa dạng và phong phú. Từ trung tâm Thị Xã Tây Ninh trở về các huyện phía Bắc các huyện này điều kiện đất đai thích nghi cho những cây trồng cạn và cây công nghiệp dài ngày. Diện tích cây ăn quả khoảng 15.000ha, trong đó diện tích cây có múi 1264ha chiếm 8,5%, được trồng rải rác trên các địa bàn huyện thị.

 Diện tích trồng cây có múi của tỉnh chủ yếu là cây chanh chiếm 2/3 diện tích còn lại bưởi và cam quít.

Giống cây có múi cũng rất đa dạng phong phú, chủ yếu là giống ghép có nguồn gốc giống từ các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long: Giống chanh tập trung chủ yếu là chanh giấy, một phần nhỏ là chanh giấy không hạt; giống bưởi có Bưởi da xanh, bưởi 5 Roi; giống cam là cam sành; giống quít có quít đường.

 Về biện pháp kỹ thuật: Những diện tích trồng tập trung thường được người dân đầu tư rất cao nhưng độ bền (thời kỳ kinh doanh) của cây có múi không kéo dài, thu hoạch được 3 – 4 năm thì cây bắt đầu già cỗi sức đề kháng của cây yếu, nhiễm nhiều sâu bệnh nhất là bệnh vàng lá Greening, phytophthora (xì mũ gốc).

Bệnh vàng lá Greening đã gây thiệt hại rất lớn cho người trồng cây có múi ở Tây Ninh,  những cây bị bệnh người dân không chịu loại bỏ hoặc thiêu huỷ ngay, thường để tận thu. Đây chính là nguyên nhân  tạo ra sự lây lan bệnh cho cả vườn và những vườn trồng kế bên. Những vườn già cỗi bị sâu bệnh, khi thanh lý chủ nhân không có thời gian cách ly một cách hợp lý với vụ trồng sau nên nguồn bệnh còn tồn đọng trong đất tiếp tục gây bệnh và sẽ xuất hiện sớm ở năm thứ nhất hoặc thứ hai gây thiệt hại đáng kể cho người sản xuất.

Về thị trường tiêu thụ chủ yếu qua thương lái, giá không ổn định, có lúc giá  cam, chanh giá 14.000 -20.000kg (năm 2006), nhưng hiện nay giá chỉ còn 5.000 – 6.000đ trong khi giá vật tư đã tăng lên gấp 2 -3 lần. vì thế hiện diện tích trồng cây có múi của Tây Ninh có chiều hướng giảm xuống đáng kể.

Đã có những lúc cây có múi nhất là cây cam và chanh cũng đã giúp cho người dân Tây Ninh thay đổi được cuộc sống, xây nhà mua sắm được trang thiết bị, máy móc cho gia đình. Một hộ nông dân trồng 0,5ha chanh, nếu trúng giá chỉ cần một đợt thu hoạch, có thể mua sắm được ti vi, tủ lạnh.

Giải pháp khắc phục:

Thông qua các các lớp tập huấn, tham quan, các phương tiện thông tin đại chúng cần chú ý tập trung hỗ trợ giúp người trồng cây có múi trong việc phòng trừ bệnh vàng lá Greening, trồng xen với ổi để sua đuổi rẩy chổng cánh vì đây là đối tượng trung gian lây lan nguồn bệnh, điển hình một số nhà vườn trồng cây có múi xen với cây ổi ở ĐBSCL bước đầu đã có kết quả. Những vườn không trồng xen được cần chú ý đối với bệnh vàng lá Greening do rầy chổng cánh chích hút vào các đợt ra lá non. Thường trong năm có 3 đợt nẩy lộc đâm chồi. Cần chú ý xịt phòng các loại thuốc trừ rầy như Butyl 10WP, bascide 50EC...phun đều tán lá nhất là các đọt non, khi phun thuốc hạn chế thiệt hại kiến vàng.

Cây có múi có thể điều tiết ra hoa theo ý muốn, vì thế người sản xuất cần chú ý thời điểm để xử lý để bán được giá cao, nhất là một số tháng trong mùa khô tháng 2 -3 và tháng 4 hàng năm.

Việc kéo dài thời gian thu hoạch trên cây có múi để tăng hiệu quả cho người sản xuất là một vấn đề quan trọng, các nhà khoa học ở các Viện, Trung tâm nghiên cứu cần  quan tâm hỗ trợ kỹ thuật cho người sản xuất.

(1) biện pháp phòng sâu bệnh có hiệu quả nhất là việc tạo ra giống cây có múi sạch bệnh, đây cũng chỉ  là bước khởi đầu, nhưng nếu đem trồng những vùng không sạch bệnh thì cũng không đạt kết quả.

 (2) các yếu tố trung lượng, vi lượng và siêu vi lượng nào có thể giúp cho cây có múi kéo dài thời gian kinh doanh, tăng được sức kháng chống chịu với sâu bệnh nhất là bệnh xì mủ gốc. (Cây ở giai đoạn hai, ba năm tuổi cây phát triển rất mạnh thì ít thấy xuất hiện bệnh này)

(3) nghiên cứu tạo ra giống kháng....

Thị trường tiêu thụ chủ yếu là trong nước, giai đoạn trước đây 5 -6 năm thì chanh nuối có xuất được sang Trung quốc và Đài loan, nhưng vẫn là hàng sô không có thương hiệu, cần phái từng bước hình thành các tổ, HTX để có hàng hoá tập trung với số lượng lớn và tiến dần xây dựng thương hiệu khi có điều kiện, mua bán trực tiếp, hạn chế thông qua thương lái ép giá như hiện nay.

Ks Nguyễn Văn Nhành-2008

 

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây