Chăm sóc mía sau thu hoạch (không đốt lá)

Thứ sáu - 22/11/2013 17:25 1.394 0

 HƯỚNG DẪN QUI TRÌNH CHĂM SÓC MÍA GỐC HÀNG ĐÔI

BẰNG CƠ GIỚI SAU THU HOẠCH   (Không đốt lá)

Tác giả : Nguyễn trọng Hòa . Trung tâm khảo nghiệm và sản xuất mía giống Tây Ninh


1-Tề gốc mía (bằng máy)

( tề gốc mía bằng máy)

- Việc tề gốc mía giúp cho gốc mía lên mạnh hơn, không mọc từ nách hom mía mà lên .
- Giúp xé tơi lá mía được khoảng 50-60 % so với ban đầu ,việc này hỗ trợ rất nhiều cho quá trình vùi lá mía
- Giúp cho luống mía bằng phẳng hơn dễ chăm sóc
- Thời gian tề gốc là ngay sau khi thu hoạch, nhưng nếu có thể để lâu hơn thì bà con nông dân nên để sau khi thu hoạch từ 10-15 ngày vì: 
        Lá mía dễ xé tơi hơn vì đã phân hủy
        Lui thời gian thu hoạch cho năm tới được 10-15 ngày

2-Để lá mía kết hợp với xới vùi lá mía (bằng dàn xới đất )

Các ưu điểm của việc để lá mía
Việc để lại lá mía trên đồng ruộng là một ưu điểm cực kỳ hiệu quả vì:
-Mỗi năm chúng ta có được từ 10-15 tấn phân hữu cơ từ lá mà không phải tốn chi phí mua phân. Vận chuyển, rải…
-Giữ ẩm rất tốt cho mía vào mùa nắng
-Che phủ cỏ dại rất hiệu quả

Các khuyết điểm:
    Nếu để lá mà không vùi sễ rất dễ bị cháy gây thiệt hại nặng nề
    Nếu để lá mà không vùi sễ rất khó chăm sóc bón phân
    Nếu đất không đủ độ ẩm thì hiêu quả vùi lá sẽ không cao 

Cách làm
Bà con nông dân nên xới vùi lá mía ngay sau khi tề gốc mía để trách rủi ro lá mía bị cháy và tận dụng độ ẩm của đất
Việc làm này rất đơn giản bà con nông dân chỉ cần tháo các lưỡi xới ngay vị trí hàng mía để khỏi làm hư gốc mía,nếu xới 1 lần chưa đạt thì xới luôn hai lần, Nếu xới kết hợp với tề gốc thì hiệu quả sẽ cao hơn, Nếu để mía lên cao thì phải tháo  tấm lết phía sau dàn xới để tránh làm gãy mía

3-Bón lót:bằng phương pháp cày sâu bón phân bằng máy

 


Việc bón phân truyền thống là dùng thúng rải đều trên mặt đất , sau đó dùng 
Trâu , Bò cày lấp phân, Cách làm này có rất nhiều hạn chế
a-    Người rải phân thường rải ngoài đầu hàng mía nhiều giữa hàng thiếu  do mang nặng
b-    Bò cày lấp không hoàn toàn, nếu gặp mưa liền sau khi rải sẽ bị rửa trôi hết
c-    Nếu gặp nắng lâu đạm sẽ bị bốc hơi hết
d-    Tạo điều kiện cho cỏ dại dễ dàng ăn phân nhanh và phát triển nhanh

Toàn bộ lượng phân rải này mía chỉ sử dụng khoảng 20-25 %. Lượng còn lại bị thất thoát do các yếu tố trên.
Chính vì vậy bà con cần áp dụng biện pháp cày sâu bón phân để tăng năng suất  và giảm chi phí cho ruộng nía
    Ngay sau khi xới vùi thì bà con nên sử dụng máy cày sâu bón phân để bón phân lân,phân NPK  theo hướng dẫn của SBT. Bón phân theo phương pháp này sẽ lấp được phân không sợ bị mưa rửa trôi, không sợ bị nắng bốc hơi giúp cho bộ rễ ăn xuống làm giảm ngả đổ, Ngoài ra máy còn giúp cắt đứt phần dễ già , phá vỡ lớp đất chai cứng tạo độ xốp cho đất, giúp cho bộ rễ dễ dàng hút nước và phân từ đất….
    Trong trường hợp bà con trồng mía hàng đôi  hoặc khoảng cách hàng rộng từ 1.2m trở lên thì việc bón phân có thể thực hiện khi mía đã lớn  30 -70 ngày sau thu hoạch mà không sợ bị hư mía
    Việc bón phân cho mía nên kết thúc trước 90 ngày từ khi thu hoạch (Tùy theo tốc độ lớn của mía). Cách  bón phân này đảm bảo cây mía vẫn xanh cho tới khi thu hoạch, không cần bón bổ xung vào lúc mía đã lớn như trước đây, vì làm như vậy sẽ làm cho cây mía phát triển mãi mà không có thời gian tạo chữ đường , dẫn tới chữ đường thấp

4-Xịt thuốc diệt mầm (bằng máy )


Trước đây bà con không có thói quen xịt thuốc tiền nảy mầm vào mùa nắng vì cho rằng đất không đủ độ ẩm.Nhưng qua thực nghiệm TTKN&SXMGTN đã áp dụng 100% diện tích đất trồng vì:
    a-Trong mùa khô nhất là đầu mùa khô đất còn độ ẩm, thỉnh thoảng lại có một vài cây mưa làm cho cỏ vẫn mọc bình thường
    b-Khi ta xịt thuốc chúng ta sử dụng từ 500- 700 lit nước nên đủ cho việc tạo màng che phủ thuốc
    c-Vào thời giam này cũng ít gặp trường hợp mưa lớn làm phá vỡ lớp màng che phủ của thuốc làm giảm tác dụng của thuốc
    d-Sử dụng thuốc Antaco giá thành rất rẻ chỉ khoảng 37.000 đ/ chai/0.5l. Một ha chỉ sử dụng 3 chai là đủ
    Vì các yếu tố trên bà con nông dân nên tổ chức xịt diệt mầm ngay sau khi tề gốc, nếu có cày sâu bón phân thì nên xịt ngay sau mỗi lần cày sâu bón phân hoặc cày vô lấp tro sau khi đốt bãi
    Trên đây là toàn bộ qui trình canh tác chăm sóc mía gốc sau thu hoạch của Trung tâm khảo nghiệm và sản xuất mía giống Tây Ninh xin gửi tới bà con nông dân

 

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây