TRỒNG MÍA VÀ CÁC LOẠI CÔNG VIỆC LIÊN QUAN

Thứ sáu - 22/11/2013 17:15 370 0

 Tây Ninh có hai vụ trồng mía: Vụ Đông Xuân đầu mùa khô và vụ Hè Thu đầu mùa mưa.

Trong vụ Đông Xuân bà con nên cố gắng duy trì độ ẩm của đất tối đa, để hom mía không bị khô trước khi nảy mầm. Việc đặt hom trồng mía cần được thực hiện thật kỹ để có kết quả nảy mầm cao.

 

Những công việc sau khi rạch hàng gồm có:

 

1  - Bón phân lót trong rãnh.

2  - Chuẩn bị và chọn lựa hom, vận chuyển hom, rải hom.

3  - Xếp hom vào rãnh.

4  - Lấp hom và san rãnh mía bằng bò.

5  - Phun thuốc diệt cỏ tiền nẩy mầm.

 

 Khi bón phân lót xong, tranh thủ  đặt hom xuống rãnh

và tiến hành lấp đất ngay lập tức, tránh việc nước và phân bón bị bốc hơi.

Bắt  đầu công việc lúc sáng sớm , và ngưng trồng khi nắng đã gắt.

 

Một vụ trồng thất bại , khi mía đã nảy mầm không đạt yêu cầu, sẽ rất khó sửa chữa.

 

Ngược lại, nếu tỉ lệ mía nảy mầm thành công, chi phí chăm sóc sẽ giảm đi rất nhiều.

Kết quả ta có năng suất mía và lợi tức cao trội rõ rệt, đồng thời giúp kéo dài thêm chu kỳ sản xuất mía.

 

1. Bón phân lót   N.P.K +  phân hữu cơ :

Phân bón lót gồm có: lân nung chảy, đạm, kali ,phân hưũ cơ ,tro, Dolomite…..

Phân lót được rải trong rãnh trồng, với liều lượng đã định , trước khi rải hom mía.

 

Liều lượng phân bón lót cho 1 ha trồng mới :

o    1 tấn lân thermophosphate  ( lân nung chảy - lân Văn Điển )

  300 kg   NPK  20.20.15 

  Tro, bả bùn nhà máy, các loại phân hữu cơ vi sinh….

o    Hoặc  thay thế 300 kg NPK 20-20-15 bằng 150 kg Urê  + 100kg Kali.

 

Cách bón :

o        Bón phân bằng lao động thủ công, sử dụng bao hoặc thúng để rải.

o        Bón phân bằng cơ giới:

  Với máy trồng mía có hệ thống bón phân ngay sau khi rach hàng.

       Với máy rải phân có ống dẫn xuống lòng rãnh  

 

 

2. Chọn và chuẩn bị hom:

 

Những giống mía thích hợp để trồng tại tỉnh Tây Ninh:

 

o        Vùng đất cao, đất triền không ngập VN.84-4137, K.84-200

o        Vùng đất thấp ngập nước: K.84-200 hiện tại là giống chủ lực, chịu được ngập úng khi mía đã phát triển đủ chiều cao.

 

Những tiêu chuẩn để chọn hom tốt :

o        Khi trồng mới ,cần chọn ruộng mía mùa tơ hoặc gốc 1 để lấy hom giống.

o        Mía có tình trạng sinh trưởng mạnh mẽ, không bị khô hạn hay ngập úng.

o        Không sâu bệnh và thuần giống (không lẫn).

o        Mía làm hom không quá non hoặc quá già, khoãng 6 tháng tuổi.

o        Mía hom có mắt mầm màu nhạt, chưa có màu nâu sậm

o        Đường kính trung bình của cây mía mập  đủ 2 - 2.5 cm.

 

Trước khi nhận mía để làm hom giống, nông dân nên liên hệ với kỹ thuật viên, đề nghị kiểm tra, xác nhận chất lượng của ruộng mía giống.

 

Nhằm tránh việc mía bị lây nhiễm bệnh lan rộng, nên thực hiện việc khử trùng dao đốn trước khi di chuyển đến đám mía hom khác.

 

Chỉ trồng mía bằng hom thật tốt.

Một hom tốt là một nhân tố của thành công

 

Tại sao phải lột lá khi soạn hom ?

 

o        Vì sau khi lột lá người ta sẽ dễ dàng quan sát và chọn được hom tốt .

o        Khi lấp đất, mắt mầm tiếp xúc với đất ẩm, hom mía nảy mầm nhanh hơn .

o        Bẹ lá của một vài loại giống có thể cản trở sự phát triển của mắt mầm.

 

Đặc biệt chú ý đừng làm hỏng mắt mầm

Không ngồi hay giẫm đạp lên hom mía,

lưu ý nhẹ tay khi bốc và vận chuyển hom

 

Ra hom bằng lao động thủ công với  dao bén :

Công việc này thường được chuẩn bị một ngày trước khi trồng.

Mỗi đoạn hom phải có tối thiểu 3 mắt mầm.

Sau khi ra hom xong nên lấy lá mía tủ đống hom lại để giữ độ ẩm .

o        Loại bỏ đọt mía chưa có mắt mầm

o        Lựa chọn những mắt mầm đạt chất lượng :

  Mắt mầm không giập hư,thối. Mắt mầm không có màu nâu sậm. Hom không có rễ  thân

  Chưa mọc mầm. Không có sâu bệnh.

          Mầm còn nguyên vẹn hoặc hơi chớm phồng.

 

Có thể đặt nguyên cây mía hom đã lột lá xuống rãnh

           và dùng dao đoạn khúc tại chổ trước khi lấp đất

           .

3. Sau khi ra hom xong , vận chuyển và xếp hom vào trong hàng đã rạch sẵn

o        Bốc xếp hom mía lên xe rơmoóc hoặc xe bò.

o        Rải hom đều dọc theo hàng hai bên xe, sau đó xếp hom vào trong hàng.

 

Nên áp dụng kỹ thuật  đặt hom đôi  với mục đích :

o      Tránh phải giặm mía lại, vì việc này rất tốn chi phí và thời gian.

o      Tăng độ an toàn, bảo đảm có được mật độ mía nảy mầm cao

 

Hiện nay người trồng mía có thói quen lấp hom với lớp đất dày khoảng 10 đến 15cm.

 

*      Chĩ nên lấp hom  3 cm đến 5 cm  đất mịn khi trồng mía đầu mùa mưa .

*      Trồng mía đầu mùa khô,  nên đặt hom trong rãnh sâu  30-35 cm , nhưng vẩn  lấp hom 3-5 cm 

 

 

4.  Lấp kín hom.

 

Cách lấp hom :

o        Dùng lao động thủ công lấp hom bằng cuốc.

o        Sử dụng cơ giới – Lấp hom bằng máy kéo có gắn thiết bị lấp hom gồm 6 chảo (mỗi bên 3 chảo để cày vô) và một trục nén đất. Thiết bị này có thể điều chỉnh được độ dày lớp đất lấp, tùy theo yêu cầu thời vụ canh tác.

 

Sử dụng trục nén đất  có 2 lợi ích như sau :

 

      1/  Cây con nảy mầm đồng bộ nhờ đất bám chặt hom giống, với những lợi ích :

  Tăng sức chịu hạn cho hom.

  Giữ độ ẩm cho đất.

  Xoá những lỗ hổng trong đất, không để nấm hại phát triển làm hại các mắt mầm.

      2/    San bằng mặt đất giúp việc phun thuốc tiền nảy mầm hữu hiệu hơn.

 

Tại sao không nên lấp hom dày quá ?

               

o        Để hom mía nảy mầm nhanh hơn

o        Để cây mía con đẻ nhánh nhiều hơn

 

     Cần phân biệt rõ sự khác nhau giữa chiều sâu của rảnh trồng và độ dày lớp đất mịn dùng để lấp hom.      Trồng sâu  khác với  lấp hom sâu

 

Những điều  kiện  để hom mía nảy mầm tốt :

-    Hom tốt

-    Đất tơi xốp đủ ẩm

-    Đặt hom đúng chiều sâu, tùy theo mùa

-    Lấp hom kỹ lưỡng, đúng độ dày

Nếu đất khô quá, nên tưới  hom đã xếp sẵn trong rảnh, trước khi lắp đất.

 

5. Phun thuốc diệt cỏ tiền nảy mầm sau khi trồng.

o        Phun thuốc diệt cỏ tiền nảy mầm sau khi trồng mía xong, trước khi cỏ dại mọc.

o        Sử dụng lao động thủ công với bình xịt mang vai.

o        Hoặc sử dụng cơ giới với dàn phun thuốc được gắn phía sau máy kéo.

 

Phải sử dụng  đủ  400-500 lít nước sạch  để pha thuốc

diệt cỏ tiền nảy mầm cho 1 ha mía.

 

Thời gian phun thuốc diệt cỏ tiền nảy mầm :

 

Trong khoảng 10 ngày sau khi lấp kín hom, thời hạn này có thể thay đổi tùy theo ẩm độ của đất và thời tiết. Nếu điều kiện cho phép, có thể phun trễ, vừa trước khi cây mía con bắt đầu nhú lên mặt đất.

 

Không nên phun sớm quá :  Sẽ phải xử lý lại vì cỏ sẽ lên khi thuốc giãm hiệu quả,

                                                    như vậy sẽ tăng thêm chi phí sản xuất.

Không nên phun trễ quá   :  Tránh cỏ dại mọc cao, khó diệt.

 

 Trong vòng 1 tháng, sau khi phun thuốc tiền nảy mầm,

không nên đi  lại, xới xáo trong ruộng mía

để không phá vỡ lớp thuốc hữu hiệu trên mặt đất  .

 

Ích lợi của thuốc diệt cỏ tiền nảy mầm:

 

Nhằm bảo vệ mía con không bị cạnh tranh gay gắt bởi cỏ dại.

Mục tiêu của việc xử lý diệt cỏ tiền nảy mầm là  bảo đảm cho cây mía con được sinh trưởng trong điều kiện tốt nhất trước khi cỏ mọc .

 

Các loại thuốc diệt cỏ tiền nảy mầm:

 

o        Sau khi trồng mía xong, đất rất sạch cỏ, cần duy trì tình trạng nầy bằng cách sử dụng thuốc diệt cỏ tiền nảy mầm .

o        Phun phủ đều trên mặt đất một lớp thuốc diệt cỏ chọn lọc,  đúng loại và đúng liều lượng.

o        Lượng nước pha thuốc phải đủ 400-500 lít bảo đảm tạo thành một lớp thuốc phủ kín mặt đất.

o        Lớp thuốc này sẽ cản trở sự nảy mầm của những hạt cỏ dại mẫn cảm với thuốc.

o        Thời gian hiệu lực của thuốc tồn lưu trong đất từ 1 đến 3 tháng.

 

Khi chưa rõ cách sử dụng thuốc diệt cỏ,

 nên liên hệ với kỹ thuật viên nông nghiệp

trước khi mua và sử dụng thuốc trong ruộng mía.

 

Tên của những loại thuốc diệt cỏ tiền nảy mầm :

( Những thuốc trừ cỏ này chủ yếu diệt  các loại cỏ họ hoà bản.)

 

 

Hoạt chất

Tên thương mại

Ametryn

Liều lượng

      Gesapax

      1,5 L/ha

       Amesip

       1,5 kg/ha

Diuron

Liều lượng

      Ansaron

      1,5kg/ha (tối đa 2kg/ha)

Oxadiazon

Liều lượng

      Ronstar

      11/ha (tối đa 1,51/ha)

 

 

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây