KỸ THUẬT TRỒNG ỚT HIỆU QUẢ CAO

Thứ ba - 05/03/2013 22:30 548 0
Ớt là loại cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế cao. Đây cũng là mô hình chuyển đổi cây trồng có hiệu quả, để ớt ít bị bệnh, sau một vụ ớt ta nên luân canh với một số rau màu khác như đậu phộng hoặc bắp... không nên trồng chuyên canh cây ớt qua nhiều vụ

Ớt là loại cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế cao. Ấp Rộc xã Thạnh Đức có diện tích đất màu 433 ha, thuộc vùng rau của xã. Nhiều năm qua nông dân ấp Rộc sản xuất chủ yếu: Bầu, bí dưa leo, đậu đũa, khổ qua. Nhưng thời gian gần đây giá cả các loại rau trên không ổn định, dịch bệnh sâu rầy nhiều nên sản xuất đạt hiệu quả thấp. Vụ Đông xuân 2005-2006 anh nông dân Ngô Hồng Liêm sinh năm 1969, qua quá trình tìm tòi học hỏi, anh thấy trồng ớt đem lại kinh tế khá hơn nên anh quyết định chuyển sang trồng ớt. Anh chọn giống ớt 020 của công ty hạt giống Chánh Nông và trồng trên diện tích 10.000m2 thu hoạch, trừ chi phí anh còn lãi được 56.765000đ, cao hơn các loại cây trồng khác 5-7 lần.

            Kỹ thuật trồng và chăm sóc anh tiến hành theo các bước sau:

 

1/-giai đoạn vườn ươm;      

 

Cày xới đất bò ải 10-15 ngày sau đó lên luống, chiều rộng 1,2m, dài 10m sau đó trộn với  vôi 30kg, lân 20kg, DAP 5 kg,  thuốc furadan 4kg,  Ridomil 2 bịch, tro trấu 10bao, bọc nylon 10kg, giống 25 bịch (10g).

Sau đó trộn đều với đất và vô bầu xếp ngang hàng để tiện việc bỏ hạt, sau đó ta dùng que xâm lỗ sâu 0,5 cm, mỗi bầu bỏ 1 hạt. Khoảng 5-7 ngày sau hạt nảy mầm đều, ta ngâm 2kg DAP với 100 lít nước tưới 3 lần

Lần 1: 15 ngày sau khi gieo

Lần 2: 25 ngày sau khi gieo

Lần 3: 30 ngày sau khi gieo

Sau khi gieo hạt 35-40 ngày, ta đem cây từ vườn ươm ra trồng. Trước khi đem ra trồng ta tưới thuốc Ridomil để phòng trừ nấm.

2-Chuẩn bị ruộng trồng:

Cày đất phơi ải 10-15 ngày, sau đó bón lót gồm: Vôi 900kg + lân 1.000kg + DAP 100kg +16-16-8 100kg + 20-20-15 300kg + tro dừa 200 giạ, nếu có phân chuồng thì lót khoảng 5 tấn.

Sau khi bón lót xong ta cho máy xới trộn đều sau đó cắt hàng dài 15m, rộng 1,5m; rõng 0,6m. tém đất 2 bên vào giữa luống thành mô ở giữa rồi phủ tăng thẳng, dùng đất tấn mép tăng để giữ tăng khỏ lật. Sau đó tiến hành đục lỗ, khoảng cách cây và hàng   60 x 100cm. Đục lỗ xong bỏ 3-5 ngày rồi mới đặt cây, khi đặt cây xong ta tưới nước vào gốc liền và cắm mỗi cây 1 cây chà cao khoảng 60 cm để tránh giá làm cây lung lay.

Sau khi trồng khoảng 10 ngày ta tưới phân DAP với nồng độ 1kg DAP pha trong 16 lít nước cho cây con..  Tưới 3 lần: mỗi lần cách nhau 7 ngày. Khi cây ra ruộng 10 ngày ta nên lưu ý một số loại sâu, bệnh như:sâu xanh, bệnh héo rũ, thán thư.

Số lần bón phân và cách bón:  Chia làm 3 lần bón.

-Lần 1: Sau khi trồng được 10-15 ngày ta dùng cây nhọn đục lỗ cách gốc 15cm và bón 1 gốc 1 muỗng canh phân 20.20.15.

-Lần 2: Ta cuốn tăng ở mép rãnh lên và rải diêm đều theo hàng 50%, số phân còn lại lật mép tăng lên dùng cuốc xới 1 lớp đất bón phân sau đó lấp đất đậy phân lại rồi phủ tăng như trước.

-Lần 3:Tương tự như lần 2 bón toàn bộ số phân còn lại.

Khoảng 95-100 ngày là bắt đầu thu hoạch.

 

Năng suất thu được: 17.000kg/vụ   

 

Về thời vụ, thích hợp đối với vụ Đông Xuân vì không có mưa nên ít có bệnh thán thư, chi phí thuốc thấp.

Đây cũng là mô hình chuyển đổi cây trồng có hiệu quả, để ớt ít bị bệnh, sau một vụ ớt ta nên luân canh với một số rau màu khác như đậu phộng hoặc bắp... không nên trồng chuyên canh cây ớt qua nhiều vụ.

 

Lê Văn Long-CTV Khuyến nông Gò Dầu-2007.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây