Hiện nay nuôi đặc sản và những động vật hoang dã đã trở nên phổ biến đối với bà con nông dân. So với những đối tượng được nuôi nhiều như dế, bò cạp, cá sấu, heo rừng, nhím... thì đà điểu thực sự là vật nuôi cần vốn liếng nhưng đầy hứa hẹn vì thịt đà điểu hiện nay rất cao từ 240 -270 ngàn đồng/kg, trứng không có trống có giá 100 ngàn đồng/ trứng.
Đến Trang trại của vợ chồng bà Nguyễn Thị Nhứt ở ấp Tân Thuận, xã Đôn Thuận, huyện Trảng Bàng với diện tích 1,5ha. Trang trại hiện đang trồng cây ăn trái gồm xoài, nhãn và nuôi đà điểu. Gia đình bà bắt đầu nuôi đà điểu từ năm 2005 với số lượng 6 con. Lúc mới bắt về đà điểu được 3 tháng tuổi với giá 6 triệu đồng 1 con. Kỹ thuật nuôi đà điểu ở trang trại được thực hiện như sau:
Thiết kế chuồng nuôi:
Diện tích một chuồng nuôi cho một cặp đà điểu có chiều ngang 5m, chiều dài biến động từ 45-50m. Chú ý khi thiết kế chuồng sao cho hai dãy chuồng đối diện nhau, ở giữa là nhà trú nắng và đẻ trứng của đà điểu đồng thời làm lối đi chăm sóc có chiều dài căn nhà khoảng 6-8m trùm lên 2 dãy chuồng. Chuồng được xây kiên cố cao khoảng 0,5m, bên trên được bao bằng lưới mành mành B40. Chiều cao của chuồng khoảng 2,5m . Hai bên đầu mỗi chuồng nuôi thiết kế một máng ăn và một máng uống ở mỗi bên. Trong chuồng được trải bằng một lớp cát dày để bảo vệ móng chân đà điểu. Mỗi chuồng thả nuôi một cặp đà điểu.
Thức ăn cho đà điểu:
Trang trại ở đây dành diện tích 1000m2 đất để trồng cây chè khổng lồ(còn gọi là cây đa dụng) để làm thức ăn cho đà điểu. Thức ăn của đà điểu bao gồm cám con cò C662, rau lang, lá non của chè hklổng lồ. Rau và lá non được đưa vào máy xắt nhuyễn sau đó trộn với cám cho ăn. Thức ăn được trộn 10 ngày một lần. Trung bình khẩu phần ăn một ngày của đà điểu trưởng thành là 1,3kg cám+4kg rau xanh.
Sinh trưởng và sinh sản:
Đà điểu từ khi nở đến khi thành thục khoảng 15 tháng, lúc này trọng lượng của nó hơn 100kg. Đà điểu đẻ từ tháng 5 đến thang11, nó đẻ trứng trong khu vực nhà trú nắng tránh bị mưa ướt sẽ làm trứng bị úng. Khi vào lượm trứng phải dử dụng găng tay khô ráo, sau đó dùng vải mềm lau sạch trứng và đánh dấu vào trứng những điều cần thiết như con đẻ, ngày đẻ... Đà điểu năm thứ nhất đẻ trung bình 20 trứng, những năm sau sẽ tăng dần lên, tỷ lệ nở đạt khoảng 15% khi ấp bằng máy. Trọng lượng trứng đà điểu bình quân khoảng 1,3-2kg. Trứng được ấp khoảng 42-45ngày thì nở. Khi còn nhỏ chúng ta không phân biệt được trống mái, chỉ đến khi đà điểu được 10 tháng tuổi mới biết con trống, con mái thông qua màu sắc lông và bộ phận sinh dục của nó.
Chăm sóc:
Đà điểu rất thích mưa nhưng không thích lầy, cho nên chuồng nuôi phải luôn khô ráo và có lớp cát dày để cho chúng chạy nhảy. Thưởng xuyên bổ sung cát cho chuồng vì đà điểu trưởng thành ăn mỗi ngày 1kg cát . Nuôi đà điểu cũng như mọi thú nuôi khác, người chăm sóc phải thân thiện với nó từ việc đi đứng, ăn mặc, tiếp xúc vật nuôi...Bởi vì khi đà điểu đẻ trứng thì chỉ duy nhất người chăm sóc chúng mới có thể vào để nhặt trứng. Kinh nghiệm của chủ trang trại cho biết nếu trong quá trình sinh sản đà điểu bị tác động nào đó làm hoảng sợ nó sẽ ngưng đẻ, ví tốc độ chạy của đà điểu có khi lên tới 60-65kg/giờ.
Với kỹ thuật nuôi như trên trang trại ở đây hiện nay có 6 con (3 con trống và 3 con mái) và 6 con con. Hiện 3 con nái đang đẻ trứng, trong tương lai sẽ phát triển ngày càng nhiều hơn với tốc độ sinh sản hiện nay của đà điểu.
Trạm khuyến Nông Trảng Bàng-2006
Ý kiến bạn đọc