TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH TRÊN GIA SÚC, GIA CẦM

Thứ tư - 14/10/2015 17:30 225 0
TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH TRÊN GIA SÚC, GIA CẦM
I. Thông tin tình hình dịch bệnh:
1. Trong nước:
a) Dịch cúm gia cầm: Hiện nay, cả nước có 05 ổ dịch Cúm gia cầm tại 04 huyện của 04 tỉnh chưa qua 21 ngày, cụ thể như sau:
- Xã Đức Ninh, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang: Ổ dịch cúm gia cầm A/H5N6 tại một hộ chăn nuôi vào ngày 09/10/2015 làm 316 con gia cầm mắc bệnh và chết.
- Xã Bình Lư và xã Sơn Bình, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu: Ổ dịch cúm gia cầm A/H5N6 đã qua 12 ngày và 05 ngày không phát sinh thêm dịch.
- Xã Sơn Hải, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai: Ổ dịch cúm gia cầm A/H5N6 đã qua 09 ngày không phát sinh thêm dịch.
- Xã Đắk Xú, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum: Ổ dịch cúm gia cầm A/H5N1 đã qua 06 ngày không phát sinh thêm dịch.
b) Dịch Lở mồm long móng (LMLM): Hiện nay, cả nước có 4 tỉnh (Sóc Trăng, Phú Yên, Hà Tĩnh, Đắk Nông) xảy ra các ổ dịch LMLM chưa qua 21 ngày, đặc biệt là ổ dịch ở tỉnh Phú Yên được phân lập thuộc type A:
- Thị trấn Châu Thành, huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng: LMLM type O đã qua 20 ngày không có phát sinh thêm gia súc mắc bệnh.
- Xã Đa Lộc và Xuân Sơn Bắc thuộc huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên: LMLM type A đã qua 11 ngày không có phát sinh thêm gia súc mắc bệnh.
- Xã Phương Điền, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh: LMLM đã qua 09 ngày không có phát sinh thêm gia súc mắc bệnh.
- Xã Tâm Thắng, huyện Cư Jut, tỉnh Đắk Nông: LMLM đã qua 06 ngày không có phát sinh thêm gia súc mắc bệnh.
c) Dịch Tai xanh trên heo: Cả nước không có tỉnh nào có dịch heo tai xanh.
2. Trong tỉnh:
a. Tình hình dịch bệnh: Trên đàn gia súc, gia cầm ổn định, không xảy ra dịch bệnh nguy hiểm như Lở mồm long móng gia súc, tai xanh trên heo, cúm gia cầm.
b. Công tác phòng chống dịch bệnh: Tình hình dịch bệnh trên gia súc, gia cầm trong tỉnh ổn định. Các tỉnh có xảy ra dịch LMLM, cúm gia cầm ở xa tỉnh ta; Dịch tai xanh trong nước không có xảy ra nhưng đang xuất hiện ở Campuchia: Siem Reap (02 ổ dịch), Kampon Cham (01 ổ dịch), Prey Veng (01 ổ dịch) và Svayrieng (01 ổ dịch). Thời tiết hiện nay, mưa nhiều, ẩm độ cao … làm giảm sức đề kháng cho vật nuôi kết hợp với tình hình dịch bệnh ở một số địa phương khác có thể lây lan vào trong tỉnh qua con đường vận chuyển từ biên giới và các tỉnh khác trong nước. Để chủ động phòng ngừa, ngăn chặn nguy cơ mầm bệnh xâm nhập, lây lan và gây dịch bệnh, Sở Nông nghiệp và PTNT và Chi cục Thú y đã tăng cường kiểm tra các xã vùng biên giới, chỉ đạo các Trạm Thú y tăng cường kiểm tra địa bàn đang quản lý.
-Tăng cường các hoạt động giám sát, phát hiện sớm và xử lý triệt để ổ dịch ngay khi xẩy ra, đặc biệt là các khu vực có nguy cơ cao; khu vực biên giới; khu vực có vận chuyển gia súc, gia cầm, nơi có mật độ chăn nuôi cao.
- Đẩy nhanh tiến độ tiêm phòng đợt 2/2015 theo kế hoạch số 2150/SNN-CCTY ngày 23/7/2015; ưu tiên tập trung tiêm phòng trước ở những nơi có nguy cơ cao.
-Tăng cường công tác kiểm dịch, kiểm soát vận chuyển động vật, sản phẩm động vật; kiểm soát các hoạt động mua bán, vận chuyển gia súc, gia cầm.
- Tăng cường công tác vệ sinh, tiêu độc khử trùng. Chi cục Thú y đang chuẩn bị triển khai công tác tiêu độc sát trùng đợt 3/2015 trên địa bàn toàn tỉnh nhằm chủ động phòng chống dịch bệnh xảy ra tại địa phương từ ngày 15/10/2015 đến ngày 15/11/2015.
Ngoài ra, Chi cục Thú y khuyến cáo, tuyên truyền cho người chăn nuôi nên tự bảo vệ đàn vật nuôi của mình bằng các biện pháp như: Tiêm phòng cho vật nuôi, vệ sinh tiêu độc - khử trùng chuồng trại, bổ sung các chế phẩm (vitamin, thuốc bổ,...) để tăng cường sức khỏe cho vật nuôi.
Người chăn nuôi cần phải áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, thường xuyên theo dõi sức khỏe đàn vật nuôi, đồng thời hướng dẫn các biện pháp phòng bệnh từ động vật lây sang người, khai báo với chính quyền địa phương hoặc cán bộ Thú y khi phát hiện gia súc, gia cầm bệnh, chết không rõ nguyên nhân.

 

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây