TÌNH HÌNH RỆP SÁP BỘT HỒNG GÂY HẠI TRÊN CÂY MÌ TẠI HUYỆNTÂN BIÊN

Thứ năm - 27/08/2015 20:50 313 0
Hiện nay rệp sáp bột hồng đã gây hại trên cây mì tại huyện Tân Biên từ tháng 12/2014 đến tháng 4/2015. Theo thông tin từ trạm BVTV Tân Biên thống kê được cho tới thời điểm tháng 4/2015 diện tích rệp sáp bột hồng gây hại trên cây mì là 21,2 ha, chủ yếu ở cây mì giai đoạn 3 – 4 tháng và 4 – 5 tháng rải rác ở 6 xã: Thạnh Tây, Tân Bình, Thạnh Bình, Tân Phong, Trà Vong, Hòa Hiệp cụ thể như sau:
 
 
TT
ĐỊA ĐIỂM
DIỆN TÍCH NHIỄM (HA)
ẤP
1
Thạnh Tây
Thạnh Tân
3,5
2
Tân Bình
Tân Thanh
5,1
Tân Thạnh
1
3
Thạnh Bình
Thạnh Phú
0,8
Thạnh Lộc
1
4
Tân Phong
Mới
4,8
Sân Bay
3,5
5
Trà Vong
Ấp 3
1
6
Hòa Hiệp
Hòa Đông B
0,5
Tổng
21,2
( Nguồn Trạm BVTV huyện Tân Biên)
 
Với tình hình bột sáp rệp hồng gây hại như trên, trạm BVTV phối hợp với phòng kỹ thuật chi cục BVTV tỉnh đã có những biện pháp phòng trừ:
- Cán bộ kỹ thuật của trạm thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, theo dõi tình hình dịch bệnh để có biện pháp xử lý kịp thời.  
- Điều tra nắm rõ tình hình các ruộng mì bị nhiễm rệp sáp bột hồng đã phun thuốc chưa? Và phun được bao lâu rồi?
+ Đối với các ruộng bị nhiễm nhưng chưa phun thuốc, vận động tuyên truyền các hộ dân sử dụng biện pháp sinh học thả ong ký sinh diệt rệp sáp bột hồng. Không nên phun thuốc hóa học.
+ Đối với các ruộng bị nhiễm nhưng đã phun thuốc thì phải chờ hết thời gian cách ly của thuốc (khoảng 2 tuần) rồi mới thả ong.
- Khuyến cáo hộ dân không nên phun thuốc hóa học, bởi vì việc sử dụng thuốc hóa học để phun mang lại hiệu quả không cao do rệp sống ở những vị trí kín trên cây và có lớp sáp trắng bao phủ trên thân nên thuốc không bám dính hết vào cơ thể  để tiêu diệt được chúng. Chính vì vậy khi phát hiện rệp sáp bột hồng cần báo ngay cho trạm BVTV để sử dụng các biện pháp phòng trừ kịp thời (thả ong ký sinh). Tính đến tháng 4 hiện nay thì trạm đã phối hợp thả 20.650 cặp ong ký sinh. Qua theo dõi cho thấy ruộng mì nhiễm rệp sáp bột hồng đã thả ong hầu hết cây mì bắt đầu ra đọt mới không bị xoăn, không có tỉ lệ cây mì nhiễm mới, mật độ rệp sáp bột hồng trên cây giảm đáng kể so với thời điểm ban đầu mới phát hiện.
Hiện nay thời tiết nắng nóng kéo dài, là điều kiện thuận lợi cho rệp sáp bột hồng sinh trưởng phát triển gây hại các điểm sinh trưởng của cây mì, gây hiện tượng chùn đọt, cây lùn và sinh trưởng chậm; trên lá, rệp bám ở mặt sau, làm lá bị xoăn, chuyển vàng. Khi bị nhiễm với mật độ cao, toàn bộ lá bị rụng và chết cây và khi phát triển mạnh thành dịch, rệp tồn tại trên tất cả các bộ phận của cây mì (gốc, thân, lá). Ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng của cây mì, chính vì vậy bà con cần thăm đồng thường xuyên để đề ra biện pháp xử lý kịp thời.
                                                                                         
Trạm KN huyện Tân Biên

 

 

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây