DỰ BÁO TÌNH HÌNH DỊCH HẠI CÂY TRỒNG TỪ 28/10 – 03/11/2015

Thứ tư - 28/10/2015 17:35 184 0
I. TÌNH HÌNH SINH TRƯỞNG CÂY TRỒNG:
* Vụ Thu Đông (vụ Mùa) 2015:
- Cây lúa: Xuống giống được 50.795 ha. Trong đó: Giai đoạn mạ 2.384 ha, đẻ nhánh 6.969 ha, làm đòng 20.445 ha, trổ 15.298 ha, chín 5.280 ha và thu hoạch 519 ha với năng suất bình quân (NSBQ) 5,3 tấn/ha.
- Cây trồng khác:
Cây trồng
Diện tích (ha)
Thu hoạch (ha)
NSBQ (tấn/ha)
- Đậu phộng
1.165
538
2,8
- Bắp
854
115
5,9
- Đậu các loại
1.340
148
1,2
- Rau các loại
5.593
702
10,7
- Khoai các loại
307
30
12,2
Mì trồng mới
4.775
Mì vụ Đông xuân: 8.163
30,0
Mía trồng mới
335
(Mía chuyển vụ) 1.470
75,3
28
 
-
Cây khác
162
 
-
II. TÌNH HÌNH SINH VẬT GÂY HẠI TỪ 21/10 - 27/10/2015:
1. Cây lúa vụ Thu Đông (Mùa) 2015: Trong tuần, diện tích nhiễm sinh vật gây hại là 891 ha, đa số ở mức nhiễm nhẹ, tăng 61 ha so với tuần trước trước nhưng giảm 509 ha so với cùng kỳ năm trước (CKNT). Một số sâu, bệnh hại nổi bật như:
+ Rầy nâu: Nhiễm nhẹ 305 ha, tăng 28 ha so với tuần trước và giảm 284 ha so với CKNT, chủ yếu ở giai đoạn lúa đẻ nhánh – trổ, rầy phổ biến ở tuổi 2-4, mật số phổ biến 500 – 1.000 con/m2, phân bố tại huyện Châu Thành và Bến Cầu.
+ Bệnh khô vằn: Nhiễm nhẹ 193 ha, tăng 22 ha so với tuần trước và tăng 89 ha so với CKNT, gây hại chủ yếu trên lúa giai đoạn làm đòng – trổ, tỷ lệ phổ biến 3-7%.
+ Bệnh cháy bìa lá: Gây hại nhẹ 163 ha, tăng 23 ha so với tuần trước và tăng 154 ha so với CKNT, mật số phổ biến 3-5 con/m2.
+ Bệnh đạo ôn lá: Nhiễm nhẹ 118 ha, giảm nhẹ (49 ha) so với tuần trước và giảm mạnh (234 ha) ha, so với CKNT gây hại trên lúa giai đoạn đẻ nhánh – trổ, với tỷ lệ phổ biến 5-7%.
+ Dịch hại khác: Diện tích nhiễm ít, mật số thấp.
2. Cây trồng khác:
- Rau các loại: Trong tuần, tổng diện tích rau nhiễm sinh vật hại là 213 ha, ở mức nhiễm nhẹ, giảm nhẹ so với tuần trước và CKNT. Một số dịch hại có diện tích nhiễm nhiều như:
+ Sâu xanh: Gây hại 47 ha, chủ yếu trên cải ngọt, dưa leo, khổ qua và bầu bí;
+ Rầy mềm: Gây hại 39 ha, chủ yếu trên cây cải bẹ xanh;
   + Thán thư: Nhiễm 52 ha, chủ yếu trên cây ớt và bầu bí.
   - Cây mì: Chưa phát hiện diện tích nhiễm rệp sáp hồng trên địa bàn tỉnh.
- Cây mía: Trong tuần, chưa phát hiện diện tích nhiễm mới sâu đục thân 4 vạch đầu nâu trên địa bàn tỉnh.
III. DỰ KIẾN TÌNH HÌNH SINH VẬT GÂY HẠI TỪ 28/10 – 03/11/2015:
1. Cây lúa: Hiện nay, diện tích lúa chủ yếu tập trung ở giai đoạn làm đòng - trổ. Trong giai đoạn này, bà con cần lưu ý tình hình bệnh hại như: bệnh đạo ôn cổ bông, khô vằn, lem lép hạt,… phát sinh gây hại.
Ngoài ra, cần lưu ý một số đối tượng gây hại phổ biến trên lúa như: Rầy nâu, sâu cuốn lá, chuột, sâu đục thân, sâu phao,… tiếp tục phát sinh gây hại.
Đề nghị bà con nông dân thăm đồng thường xuyên, kiểm tra tình hình sâu bệnh trên đồng nhằm sớm phát hiện các đối tượng để có biện pháp xử lý kịp thời, phòng trừ đạt hiệu quả cao.
2.Cây rau: Các đối tượng như: Rầy mềm, sâu xanh, bọ trĩ, thán thư, đốm lá, … phát sinh gây hại ở mức nhiễm nhẹ.
Lưu ý: Đối với cây rau ở giai đoạn thu hoạch, trong trường hợp cần thiết sử dụng thuốc hóa học nên lựa chọn các loại thuốc có:
+ Thời gian cách ly ngắn;
+ Được phép sử dụng trên cây rau;
+ Đảm bảo thời gian cách ly trước khi thu hoạch.
3. Cây mía: Lưu ý các loài sâu đục thân nhất là sâu đục thân 4 vạch đầu nâu gây hại cục bộ trên trà mía giai đoạn vươn lóng tại các chân ruộng có cơ cấu đất nặng và thoát nước kém.
CHI CỤC BVTV TÂY NINH

 

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây