Những giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp

Thứ hai - 17/10/2016 00:00 200 0

An toàn thực phẩm là một vấn đề hết sức quan trọng trong đời sống xã hội và là nhiệm vụ ngành nông nghiệp đặc biệt quan tâm, coi đây là một vấn đề có ý nghĩa lớn đối sức khỏe cộng đồng, bảo vệ môi trường đồng thời ảnh hưởng lớn đến tiến trình hội nhập của Việt Nam. Việc sản xuất sản phẩm nông lâm thủy sản theo chuỗi liên kết đảm bảo an toàn thực phẩm là song hành với việc phát triển một nền nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

Những năm gần đây, trong quá trình sản xuất nuôi trồng, chế biến ở quy mô nhỏ, hộ gia đình không thực hiện đúng quy trình, việc lạm dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, chất cấm, kháng sinh, chất bảo quản..,v.v.. làm cho sản phẩm nông sản không an toàn, ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng, trở thành vấn đề quan tâm của xã hội, cho nên các cấp, các ngành đã chỉ đạo và phối hợp thực hiện công tác quản lý của nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm một cách quyết liệt, đồng bộ từ hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, hướng dẫn tuyên truyền, thanh kiểm tra, xử lý vi phạm và bước đầu đã có sự chuyển biến trong nhận thức từ người sản xuất, kinh doanh đến người tiêu dùng.

Trong 2 năm 2015, 2016 Ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm, có kế hoạch thực hiện hành động năm vệ sinh an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp, và kế hoạch kiểm tra đợt cao điểm trước Tết Nguyên đán, bước đầu đạt được những kết quả nhất định nhưng vẫn mang tính tạm thời chưa ổn định và bền vững. Cho nên cần có giải pháp căn cơ từ những quy định pháp luật đến sự phối hợp đồng bộ giữa các ngành, các cấp chính quyền địa phương trong tuyên truyền, hướng dẫn, kiểm tra các cơ sở sản xuất, nuôi trồng, chế biến, kinh doanh và người tiêu dùng sản phẩm. Một số giải pháp cần quan tâm sau:

Một là, Trung ương cần hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật theo hướng thống nhất, đầy đủ có sự phối hợp chặt chẽ các ngành và đi đôi với biện pháp xử lý  phù hợp;

Hai là, Ngành nông nghiệp định hướng sản xuất theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững cho những năm tiếp theo. Sản xuất theo mô hình trang trại, liên kết ( Tổ hợp tác, hợp tác xã) sản xuất thành chuỗi, nuôi trồng, chế biến (theo một tiêu chuẩn nhất định) đến tiêu thụ sản phẩm và gắn liền với thương hiệu sản phẩm.

Ba là, thực hiện công tác giáo dục tuyên truyên, tập huấn từ kiến thức pháp luật về an toàn thực phẩm, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, ứng dụng phương pháp sản xuất theo quy trình, kỷ năng lựa chọn thực phẩm an toàn cho người tiêu dùng.

Bốn là, thực hiện công tác kiểm tra, giám sát và xử lý triệt để nhằm loại bỏ dần những sản phẩm không an toàn.

Năm là, nâng cao năng lực quản lý nhà nước trong lĩnh vực này, đồng thời phải có sự phối hợp chặt chẽ của các tổ chức hội, đoàn thể trong việc giám sát hoạt động sản xuất và tuyên truyền những kiến thức về an toàn  thực phẩm

Các giải pháp phối hợp thực hiện phải đồng bộ thì sản phẩm ngành nông nghiệp đạt một giá trị cao, chất lượng an toàn gắn liền một thương hiệu góp phần thuận lợi cho nền nông nghiệp phát triển bền vững./.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây