Ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất, thu hoạch cây khoai mì (cây sắn)

Thứ năm - 20/10/2016 00:00 619 0

Đối với sản xuất nông nghiệp tỉnh Tây Ninh, cây khoai mì (cây sắn) được xác định là một cây trồng chính, nông dân Tây Ninh trồng tại nhiều địa phương trong tỉnh và phát triển diện tích khá nhanh. Cây khoai mì tương đối dễ trồng, dễ chăm sóc, ít bị rủi ro… phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng của Tây Ninh, và hiên tại cho lợi nhuận khá cao. Do đó năm 2015 tổng diện tích khoai mì của toàn tỉnh là 57.608ha; năng suất bình quân 22,43 tấn /ha; sản lượng đạt 1.868.305 tấn, trong đó có một số huyện có diện tích lớn như huyện Tân Châu ( 19.904ha); huyện Tân Biên (12.967ha); huyện Châu Thành (10.757ha)…

Trong sản xuất khoai mì đòi hỏi sử dụng nhiều công lao động như trồng, chăm sóc và thu hoạch. Vấn đề đưa cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp nói chung, trong đó có sản xuất, thu hoạch khoai mì nói riêng là rất cần thiết. Xuất phát từ yêu cầu nêu trên, trong nhiều năm qua Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Công Thương…phối hợp với các huyện, Thành phố (phòng Nông nghiệp và PTNT, Hội Nông dân các địa phương) và các cơ sở sản xuất cơ khí trong tỉnh: Công ty cơ khí Tây Ninh, Cơ sở chế tạo máy nông nghiệp của ông Trần Quốc Hải (xã Suối Dây, Tân Châu, Tây Ninh); Cơ sở cơ khí nông nghiệp Trọng Hòa (xã Tân Hưng, Tân Châu, Tây Ninh), Cơ sở Cơ khí Nông nghiệp của Ông Tư Hùng (Xã Tân Phú, Tân Châu Tây Ninh)… đã tập trung nghiên cứu, chế tạo các loại máy nông cụ phục vụ cho làm đất, trồng, chăm sóc và thu hoạch khoai mì. Đáng chú ý là các loại máy nông cụ do Cơ sở chế tạo máy nông nghiệp của ông Trần Quốc Hải chế tạo đã được ứng dụng vào sản xuất khoai mì ở trong tỉnh và một số địa phương ngoài tỉnh. Trong đó có các loại máy nông cụ như sau:

- Về máy trồng khoai mì: gồm máy trồng mì hom nằm, hom đứng, hom xiên, máy trồng với năng suất 8 giờ đạt khoảng 6ha, tỷ lệ nảy mầm đạt hơn 80%. Hiện nay cơ sở đã sản xuất hơn 100 máy

Hình 1: Máy trồng cây khoai mì

- Máy chăm sóc, bón phân: là loại máy vừa làm cỏ, vừa bón phân, với năng suất bình quân 8 giờ chăm sóc được khoảng 10ha. Hiện nạy cơ sở đã sản xuất hơn 85 cái và đang hoạt động tại một số địa phương trong và ngoài tỉnh.

Hình 2: Máy chăm sóc, bón phân cho cây khoai mì 

- Máy thu hoạch khoai mì: Đây là loại máy vừa được UBND huyện Tân Châu quyết định công nhận kết quả nghiệm thu đề tài khoa học và công nghệ cấp cơ sở (Quyết định số 2964/QĐ-UBND ngày 28/12/2015) với sự tham gia của các Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Nông nghiệp và PTNT, Trung tâm Khuyến nông, Hội nông dân huyện, Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện… và chủ cơ sở chế tạo máy nông nghiệp ông Trần Quốc Hải (xã Suối Dây, Tân Châu, Tây Ninh). Hiện nay giao cho Hội nông dân huyện Tân Châu và ông Trần Quốc Hải triển khai ứng dụng vào sản xuất thu hoạch khoai mì, với công suất thu hoạch 8 giờ được 2,4ha.

 

Hình 3: Thu hoạch khoai mì


* Về so sánh hiệu quả các loại máy nông cụ cơ giới hóa cây khoai mì:

Các loại máy trồng, chăm sóc và thu hoạch khoai mì nêu trên được gắn với máy động lực phía trước (chủ yếu là các loại máy cày). Khi đưa vào sử dụng, đã góp phần giảm công lao động, giảm chi phí sản xuất và như vậy tăng thu nhập cho người nông dân:

- Đối với máy trồng và chăm sóc khoai mì: chi phí là 2 triệu/ha so với thuê mướn lao động là 4,5 triệu/ha ( lợi 2,5 triệu/ha).

- Về máy thu hoạch khoai mì: trong 8 giờ được 2,4ha, đã giải quyết được khâu lao động nặng nhọc và tăng thêm được 4 tấn củ (so với công lao động nhổ mì). Như vậy đã tăng thêm được 8 triệu/ha.

          Như vậy, với những kết quả về sản xuất các loại máy công cụ cơ giới hóa cây khoai mì, đã góp phần thực hiện Đề án: " Cơ giới hóa các khâu trong quá trình sản xuất, thu hoạch một số cây trồng chính của tỉnh Tây Ninh: Cây Lúa, Cây Mỳ, Cây Đậu phộng" giai đoạn 2013-1015 và định hướng đến năm 2020" của tỉnh Tây Ninh./.

 

                                                              CHI CỤC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NLS VÀ TS  

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây