An toàn thực phẩm gắn với xây dựng xã đạt chuẩn nông thôn mới ở Tây Ninh

Thứ bảy - 15/04/2017 00:00 220 0
Vấn đề xây dựng nông thôn mới là một trong những chương trình phát triển nông thôn toàn diện, là nhiệm vụ trọng tâm thường xuyên để đảm bảo thay đổi cuộc sống của người dân ở nông thôn. Theo Quyết định số 1980/QĐ-TTg ngày 17 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ Quyết định về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020, gồm 19 tiêu chí thuộc 4 lĩnh vực với nhiều nội dung liên quan đến kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường, an toàn thực phẩm, hệ thống chính trị cơ sở và an ninh trật tự xã hội ở nông thôn.

​Trong giai đoạn hiện nay, vấn đề xây dựng nông thôn mới là một trong những chương trình phát triển nông thôn toàn diện, là nhiệm vụ trọng tâm thường xuyên để đảm bảo thay đổi cuộc sống của người dân ở nông thôn. Theo Quyết định số 1980/QĐ-TTg ngày 17 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ Quyết định về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020, gồm 19 tiêu chí thuộc 4 lĩnh vực với nhiều nội dung liên quan đến kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường, an toàn thực phẩm, hệ thống chính trị cơ sở và an ninh trật tự xã hội ở nông thôn. 


Hình 1. Chăm sóc rau tại xã Thạnh Đông, Tân Châu

Tây Ninh có 80 xã thuộc 9 huyện, thành phố. Hiện nay, toàn tỉnh có 16 xã đã được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới, làm thay đổi về hạ tầng kinh tế - xã hội thiết yếu được nâng cấp, đời sống đa số nông dân được cải thiện, đội ngũ cán bộ ngày càng vững mạnh đã tạo được diện mạo mới trên địa bàn các xã nông thôn. Thực hiện Quyết định số 1980/QĐ-TTg, dự kiến tính đến hết năm 2017 có 30 xã đạt chuẩn nông thôn mới. Tiêu chí 17.8 về môi trường và an toàn thực phẩm trong Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016 – 2020 của Thủ tướng Chính phủ là tỷ lệ hộ gia đình và cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm tuân thủ các quy định về đảm bảo an toàn thực phẩm, chú trọng đến việc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm từ khâu nuôi trồng, chăn nuôi, sản xuất và chế biến thực phẩm đến khâu tiêu thụ thực phẩm, nói không với thực phẩm bẩn và thực phẩm không an toàn. Trong tình hình hiện nay, về mặt nhận thức và trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh thực phẩm còn thấp: sử dụng nguyên liệu trôi nổi, không rõ nguồn gốc, chế biến theo kinh nghiệm gia truyền, chạy theo thị hiếu người tiêu dùng, sử dụng chất phụ gia vượt quá ngưỡng cho phép trong quá trình sản xuất, chế biến thực phẩm và đôi khi chạy theo lợi nhuận. Vì thế, vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm càng phải được đánh giá nghiêm túc để nâng cao mục tiêu giữ gìn sức khỏe cộng đồng. Giải pháp đầu tiên là triển khai thực hiện tốt tiêu chí 17.8 (Môi trường và an toàn thực phẩm) trong Sổ tay hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 tại Quyết định Số 69/QĐ-BNN-VPĐP, tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến sâu rộng đến các cơ quan chức năng, cơ sở sản xuất kinh doanh, người tiêu dùng các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm; hướng dẫn các cơ sở sản xuất kinh doanh tuân thủ quy định về đảm bảo an toàn thực phẩm, vận động các hộ nông dân, cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông lâm thủy sản trên địa bàn có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm và đăng ký cam kết sản xuất kinh doanh thực phẩm an toàn. Bên cạnh đó, các cơ quan địa phương cần rà soát các cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm nông sản trên địa bàn và cung cấp danh sách cho các Sở, ngành thuộc lĩnh vực quản lý để tổ chức thanh, kiểm tra theo các Thông tư: Số 45/2014/TT-BNNPTNT và số 51/2014/TT-BNNPTNT nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý về vệ sinh an toàn thực phẩm tại các xã dự kiến đạt chuẩn nông thôn mới đến cuối năm 2017. Trên tinh thần của Bộ tiêu chí nông thôn mới về xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020, tất cả các xã công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, phường và thị trấn được công nhận đô thị văn minh phải đạt tiêu chí an toàn thực phẩm. 


Hình 2: Nuôi gà công nghiệp tại xã Thạnh Đông, Tân Châu

Từ thực tế trên, việc xây dựng nông thôn mới nhằm mục đích nâng cao mức sống của người nông dân cả về vật chất lẫn tinh thần chứ không chỉ là các công trình xây dựng cơ bản. Xây dựng nông thôn mới là cuộc cách mạng, phải kiên trì thực hiện để giảm khoảng cách giữa thành thị và nông thôn,… rất cần sự đóng góp, quan tâm và nhận thức được tầm quan trọng trong vấn đề xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh của các cơ quan chức năng, cơ quan quản lý và đặc biệt là người dân tại các xã nông thôn mới./.

Chi cục QLCL

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây