Mỗi làng một sản phẩm với Khoa học công nghệ vươn ra Du lịch

Thứ năm - 18/11/2021 22:00 240 0

Ứng dụng khoa học công nghệ, kỹ thuật tiên tiến đang là hướng đi mới bởi không chỉ khẳng định thương hiệu "nức tiếng" mà còn giúp nhiều thành viên có nguồn thu nhập khá, vươn lên làm giàu bền vững.

Theo Quyết định 59/2013/QĐ-UBND tỉnh, ngày 19/12/2013 về việc Ban hành "Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Tây Ninh đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030", nhằm phát triển du lịch theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, có trọng tâm, trọng điểm; chú trọng phát triển theo chiều sâu đảm bảo chất lượng và hiệu quả, khẳng định thương hiệu và khả năng cạnh tranh.

Chiến lược phát triển sản phẩm du lịch là xây dựng sản phẩm du lịch mới cho các cụm du lịch, tăng số lượng và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch tại khu, điểm du lịch trọng điểm, để làm điểm nhấn thu hút khách du lịch và đồng thời xây dựng thương hiệu sản phẩm du lịch Tây Ninh gắn liền với tài nguyên du lịch sinh thái và di tích lịch sử, tâm linh.

Phát triển sản phẩm OCOP gắn liền với công tác bảo vệ tài nguyên và  môi trường, giữ gìn bản sắc truyền thống văn hóa; giải quyết tốt các vấn đề xã hội, đặc biệt chú ý đến giải quyết công ăn việc làm và nâng cao trình độ dân trí.

Cùng với kho tàng di sản văn hóa độc đáo, Tây Ninh còn được thiên nhiên ưu đãi với nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch. Những năm qua, hướng mở triển vọng này đã được các cấp ủy Đảng, chính quyền và người dân trong tỉnh chung tay nỗ lực triển khai thực hiện với nhiều hoạt động phong phú, thiết thực, phù hợp với điều kiện thực tế địa phương. Trong đó, phát triển các sản phẩm OCOP gắn với du lịch đang là hướng đi mới được nhiều địa phương tập trung nguồn lực thực hiện và bước đầu đã mang lại kết quả khả quan, không những nâng cao giá trị kinh tế, hiệu quả sản xuất nông nghiệp, cải thiện đời sống người dân mà còn thiết thực góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống, tạo động lực phát triển bền vững…, các sản phẩm được chế biến từ dế của trại dế Oanh Vĩnh là một trong những sản phẩm tiêu biểu trong số đó.


Trại Dế Oanh Vĩnh đã ký kết hợp đồng xây dựng hơn 10 cơ sở vệ tinh liên kết nuôi dế tại xã Suối Dây (huyện Tân Châu), xã Trường Hòa (Thị xã Hòa Thành) va xã Thanh Điền (huyện Châu Thành) với quy mô trung bình 15 -20 hồ nuôi/cơ sở, và dùng những vật liệu đơn giản dễ di chuyển và chăm sóc như bằng khung lưới sắt lót bạt làm chuồng nuôi. Trại Dế Oanh Vĩnh chịu trách nhiệm cung cấp đế giống, thức ăn, hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc và phòng bệnh dế, hướng dẫn xây dựng chuồng, hồ nuôi đồng thời thường xuyên kiểm tra các cơ sở liên kết để đảm bảo dế sạch và thu hoạch tốt. Toàn bộ dế thu hoạch sẽ được Trại dế Oanh Vĩnh thu mua theo giá hợp đồng bao tiêu.

Để xây dựng thương hiệu Dế: Trại Dế Oanh Vĩnh đã phối hợp với Công ty Luật Asoka (TP. Hồ Chí Minh) hỗ trợ, tư vấn và quảng bá sản phẩm theo đúng pháp luật và bảo hộ cho thương hiệu Trại dế Oanh Vĩnh Tây Ninh.

Trong quá trình hoạt động sản xuất, Trại Dế Oanh Vĩnh đã được công nhận thương hiệu với các giải thương: Đạt "Top 50 thương hiệu tiêu biểu phát triển bền vững"; Đạt " 100 sản phẩm dịch vụ chất lượng cao 2020"; Đạt sản phẩm OCOP cấp tỉnh 3 sao,cho sản phẩm dế sấy bơ tỏi ăn liền và đang trình tiếp tục các sản phẩm là dế sấy sả ớt ăn liền và bột dế mang thương hiệu Trại dế Oanh Vĩnh Tây Ninh.  Trại Dế Oanh Vĩnh đã đưa sản phấm lên sàn giao dịch ở sàn thương mại điện tử Postmart, Và một số sàn giao dịch khác như Sendo, Shoppe, Lazada nhằm đẩy mạnh tiến bộ tiêu thụ sản phẩm đặc biệt trong giai đoạn Covid – 19 đang diễn biến phức tạp./.

Trung tâm Khuyến nông

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây