RUỘNG CHO HIỆU QUẢ KINH TẾ CAO

Thứ sáu - 18/07/2014 23:45 330 0

 Thời gian gần đây do hiệu quả sản xuất lúa mang lại chưa cao, trúng mùa nhưng mất giá luôn là nổi lo âu của các nhà nông. Chính vì thế việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi phù hợp là giải pháp thật sự cần thiết. Nhiều nông dân trên địa bàn xã Truông Mít đưa cây rau màu vào canh tác rất hiệu quả như: dưa leo,  khổ qua, đậu bắp, ớt, đậu rồng … Từ đó, nâng cao giá trị sản xuất, ổn định cuộc sống.

Trong đó phải kể đến, mô hình trồng dưa leo trên đất ruộng được nhiều nông dân áp dụng. Hộ Anh Võ Văn Tấn, ngụ ấp Thuận Phước cho biết: Mỗi năm anh trồng luân canh 1 vụ lúa, 1 vụ đậu, 1 vụ khổ qua với dưa leo trên 6 công đất, sau hơn 1 tháng trồng thì thu hoạch. Mỗi công dưa leo cho năng suất khoảng 12-14 tấn, bán thương lái với giá 7.000-8.000đ/kg, trừ các khoản chi phí, mỗi vụ anh Tấn thu lãi trên 75 triệu đồng. Nếu đem so sánh trên cùng một đơn vị diện tích thì trồng dưa leo hơn hẳn cây lúa. Ngoài ra, khi trồng dưa leo trên đất ruộng sẽ giúp đất tơi xốp, màu mỡ và giảm nhiều  phân bón cho nông dân khi trồng lúa ở các vụ kế tiếp”.

Anh còn cho biết thêm: dưa leo là loại cây màu ngắn hạn, dễ trồng, dễ tiêu thụ, lợi nhuận cao. Trước khi trồng nên bón lót bằng phân chuồng kết hợp với xử lý bằng nấm Tricodatma với liều lượng cho phép của nhà sản xuất. Sau khi xuống giống 10 - 15 ngày thì bón thêm lân, đạm và kali với liều lượng 70 kg/công, chuẩn bị thu hoạch trái (bẻ bông đợt đầu) bón phân NPK 20-20-15 với liều lượng 25kg/công; bởi kali ảnh hưởng đến kích thước trái và chất lượng trái. Nếu cây đủ kali có tác dụng làm giảm số lượng trái dị dạng. Ngoài ra, dưa leo là cây ưa ẩm, đòi hỏi tương đối nhiều nước. Tưới nước hợp lý có thể là yếu tố quyết định năng suất cao và chất lượng tốt, cần lưu ý nếu thừa nước sẽ làm rễ bị hư thối, cây dưa sẽ bị vàng và còi cọc. Để trồng dưa leo đạt năng suất và chất lượng cao, đòi hỏi nông dân phải quan tâm chăm sóc ngay từ khâu gieo hạt đến ra hoa kết trái, đáp ứng đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng của cây đồng thời thường xuyên theo dõi tình hình sâu bệnh để có biện pháp phòng trị kịp thời đảm bảo hiệu quả.

Với việc chuyển đổi cây trồng đúng hướng, tin rằng đây sẽ là điều kiện để bà con nông dân trong khu vực tiếp tục nhân rộng mô hình và mạnh dạn chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện, môi trường canh tác, từ đó tạo thêm công ăn việc làm và đẩy mạnh kinh tế xã hội đại phương, góp phần chung tay xây dựng nông thôn mới thực hiện thắng lợi Chương trình Tam Nông (theo tinh thần Nghị quyết số 26/NQ-TW ngày 5/7/2008 về Nông nghiệp, Nông dân, Nông thôn) ./.

Trần Minh Trí

 

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây