Những vấn đề cần lưu ý khi trồng Mỳ

Thứ ba - 06/01/2015 15:35 105 0

 Trạm Khuyến nông Tân Châu 

Tân Châu là huyện phát triển kinh tế dựa vào sản xuất nông nghiệp là chủ yếu. Những năm gần đây, ngành nông nghiệp huyện luôn đạt được nhiều thắng lợi to lớn, năng suất, sản lượng các loại cây trồng ngày càng được nâng cao, góp phần ổn định đời sống kinh tế an sinh xã hội ở địa phương.

Các loại cây trồng chủ lực ở địa phương được người dân gắn bó phát triển từ rất lâu như: mía, mì, cao su… đặc biệt, thời gian gần đây, cây mì trên đất Tân Châu đã vươn lên phát triển nhanh chóng, diện tích mì trên địa bàn huyện hiện nay là trên 16.900 ha, tăng trên 2.000 ha so với cùng kỳ năm trước. Do cây mì có tiềm năng lớn về xuất khẩu cũng như quá trình tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, cây mì còn rất dễ trồng, người dân địa phương ví cây mì là loài cây xóa đói giảm nghèo, thích hợp với nhiều loại đất khác nhau, lại không đòi hỏi khắc khe lắm về điều kiện ngoại cảnh, tình hình tiêu thụ và giá cả tương đối ổn định nên bà con nông dân đã mạnh dạn đầu tư về vốn, mở rộng diện tích, áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất và lợi nhuận thu được cũng khá cao.

Hiện nay, trước tình trạng người dân đổ xô đua nhau chuyển đổi từ các loại cây trồng khác sang trồng mì, từ những vùng đất gò, đến những vùng đất ruộng, triền trãng thuộc vùng bán ngập, nông dân đều tiến hành gieo trồng, do vậy tình hình sâu bệnh hại trên mì và một số loại giống mì dần dần có hiện tượng bị thoái hoá đã xảy ra và chủ động được nguồn giống thích hợp với điều kiện thổ nhưỡng ở địa phương, thay thế dần các nguồn giống bị thoái hoá  giúp bà con nông dân có thêm các loại giống mì năng suất, hàm lượng tinh bột cao để đưa vào sản xuất, cũng như vấn đề phòng chống sâu bệnh hại trên cây mì một cách hiệu quả hơn. Năm 2014, Trạm Khuyến nông huyện Tân Châu đã kết hợp với Trung tâm Giống Hưng Lộc tiến hành trồng khảo nghiệm 01 ha mì tại xã Thạnh Đông, tên giống HL-S11, đối chứng với các loại giống ở địa phương hiện nay nhằm so sánh và đánh giá kết quả hiệu quả, điều kiện thích nghi của loại giống này trên vùng đất Tân Châu. Được biết, theo Trung Tâm giống Hưng Lộc, giống mì HL-S11 này đã được khảo nghiệm trên nhiều vùng đất khác nhau, kết quả đánh giá rất khả quan, năng suất cao hơn từ 16 – 20% so với các loại giống khác, tuy nhiên, tại Tân Châu đang tiến hành khảo nghiệm và sẽ có kết quả đánh giá sơ bộ trong thời gian tới.

Bên cạnh đó, trong năm 2014, Trạm Khuyến nông Tân Châu cũng đã Kết hợp với Trường Đại Học Nông Lâm TP. HCM tiến hành trồng khảo nghiệm 0,4 ha mì tại Thị trấn Tân Châu, Khảo nghiệm theo dõi về tình hình sâu bệnh hại trên cây mì, cụ thể là bệnh chổi rồng và rệp sáp bột hồng.

Được biết các loại giống mì chủ yếu hiện nay trên địa bàn được nông dân chọn trồng là các giống như: KM419, KM94, KM98-5, KM140…tuy nhiên gần đây một trong số các loại giống trên đã có biểu hiện dần bị thoái hoá như giống KM94, mẫn cảm với bệnh chổi rồng và sâu hại cũng phát triển rất nhiều hiện nay như  rệp sáp bột hồng… đây là một trong những sâu bệnh hại rất khó trị, gây ảnh hưỡng nghiêm trọng đến năng suất, sản lượng và chất lượng khoai mì.

Do vậy, qua các lần khảo nghiệm, có thể đánh giá lựa chọn được nhiều loại giống triển vọng hơn thay thế dần các loại giống địa phương kém hiệu quả và đưa vào sản xuất, đồng thời có thể đưa ra quy trình sản xuất hợp lý để nông dân có thể áp dụng vào sản xuất và có biện pháp phòng ngừa sâu bệnh hiệu quả hơn.


  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây