NHẬN DIỆN VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ BỆNH THỐI TRÁI NHÃN (Phytophthora sp.)

Thứ hai - 25/07/2022 15:52 1.703 0

Bệnh thối trái nhãn

Bệnh thối trái nhãn
Cũng giống như những cây trồng khác, nhãn thường bị nhiều loại dịch hại tấn công, phổ biến nhất là bệnh thối trái phát triển mạnh trong mùa mưa đã làm thất thu năng suất rất lớn.
NHẬN DIỆN VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ BỆNH THỐI TRÁI NHÃN (Phytophthora sp.)
 
          Cũng giống như những cây trồng khác, nhãn thường bị nhiều loại dịch hại tấn công, phổ biến nhất là bệnh thối trái phát triển mạnh trong mùa mưa đã làm thất thu năng suất rất lớn. 
benh thoi trai nhan

 

Hình 1: Bệnh thối trái nhãn (Nguồn:Internet)

        Tác nhân: do nấm Phytophthora sp.

        1. Triệu chứng

       Bệnh tấn công và gây hại nặng trên trái nhãn lúc nhãn sắp già, chín. Khi mới xuất hiện, vết bệnh đầu tiên có màu hơi sậm như nhũn nước. Sau đó vết bệnh chuyển sang màu đen xám, ấn nhẹ vào vùng bệnh vỏ trái mềm nhũn và bể, nước chảy ra có mùi thối chua và có thể thấy tơ nấm trắng phát triển trên vết bệnh.

       2.  Điều kiện phát sinh và phát triển

     - Nấm thích hợp ở nhiệt độ 25 - 300C, tồn tại trên các bộ phận nhiễm bệnh trong đất.
    - Khi gặp điều kiện thời tiết thuận lợi, các vết bệnh phát triển lan rộng ra, từ bên dưới đít trái, sau đó lan dần lên và trái rụng khi vết bệnh chiếm khoảng 1/3 trái. Các chùm trái gần mặt đất thường dễ bị nhiễm bệnh hơn trong mùa mưa từ đây sẽ là nguồn lây lan cho các chùm trái phía trên và lây lan sang cây khác trong cả vườn.
     - Bệnh phát sinh gây hại nhiều ở những vườn thường đọng nước trong mùa mưa, nơi có mực nước ngầm cao. Những cây Nhãn trồng 05 năm bị hại nặng do nấm tích lũy nhiều.

     3. Biện pháp quản lý

    - Để phòng trị bệnh này nên tỉa bỏ các cành gần mặt đất. Không để vườn đọng nước trong mùa mưa và đối với cây bệnh nặng đào bỏ và nhặt hết rễ. Cần lưu ý cắt bỏ và thu gom các trái bị bệnh rơi rụng trong vườn đem tiêu hủy;
     - Dùng phân bón vi sinh vật, s dụng nấm đất đối kháng: Trichodema, bón vôi cho cây hàng năm để phòng ngừa bệnh.
    - Khi bệnh chớm xuất hiện có thể sử dụng một trong các loại thuốc chứa hoạt chất sau: Fosetyl-aluminium, Metalaxyl, các loại thuốc có gốc đồng theo liều lượng khuyến cáo,… phun 2-3 lần, mỗi lần cách nhau 7-10 ngày tuỳ vào điều kiện thời tiết; vùng có áp lực bệnh cao có thể phun ngừa khi trái còn nhỏ.
    - Khi tồn trữ, vận chuyển: Loại bỏ trái bị bệnh để tránh lây lan.

                                                                                                                                                                    

 

Tác giả: Bảo vệ thực vật

Nguồn tin:  CHI CỤC TRỒNG TRỌT VÀ BẢO VỆ THỰC VẬT

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây